5 Page Builder WordPress tốt nhất
Page builder là phần mềm hỗ trợ giúp bạn tự thiết kế website. Trong bài này chúng tôi sẽ so sánh 5 plugin page builder WordPress tốt nhất hiện nay.
Với những builder này, thay vì phải sửa file HTML hay file PHP, bạn chỉ cần thêm hoặc thay đổi thành phần của trang bằng cách kéo thả. Vì vậy website builder cũng được gọi là trình dựng trang kéo-thả.
Page Builders – Vì sao nên sử dụng?
Đã từ lâu, rất nhiều người chỉ chọn 1 trong 2 thứ để tạo website cho họ: sử dụng CMS (hệ quản trị nội dung) như là WordPress, hay page builder như là Weebly hay Wix.
WordPress đang là CMS phổ biến nhất thế giới, nhờ vào việc có rất nhiều theme đẹp. Tuy nhiên, nền tảng này vẫn chưa thân thiện với người dùng lắm trong việc xây dựng bố cục trang web. Người dùng cần biết code để chỉnh sửa WordPress theme. Page builder, mặc khác, lại có thể xử lý vấn đề này nhờ vào việc bổ sung một giao diện thiết kế để người dùng có thể dùng giao diện trực quan để kéo thả các thành phần thiết kế.
Những giao diện người dùng này có thể tự do sắp đặt thành phần – văn bản, widget, công cụ, lên trang web. Và còn nhiều điểm ích lợi khác nữa!
- Không cần sử dụng thêm plugin. Trong WordPress, bạn cần cài đặt plugin (nhiều cái bắt trả phí) để có thể tính năng bạn muốn, nên thành ra sẽ tốn nhiều tiền để dựng web hơn nếu không dùng phần mềm page builer.
- Nhanh chóng tạo được trang web chuyên nghiệp. Vì bạn có toàn quyền thiết kế website, nó sẽ tốn ít thời gian và công sức hơn để biến ý tưởng thành hiện thực. Nhiều page builder có ngay web mẫu trông rất chuyên nghiệp mà lại không có phụ phí nữa. Nên bạn có thể dùng ngay các mẫu đó, điều chỉnh lại một chút là site của bạn sẽ sẵn sàng để đưa vào kinh doanh ngay.
- Xem trước thay đổi. Khi thiết kế website WordPress, chúng ta không thể xem trước thay đổi. Nhưng với trình dựng trang web, bạn sẽ có thể xem trước kết quả theo thời gian thực ngay khi bạn chỉnh sửa.
Nhờ vào tính dễ sử dụng như vậy, page builder WordPress đã nhanh chóng tăng trưởng. Nó là cách dễ nhất để tạo website mà không phải lo lắng gì. CMS như WordPress vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu để tạo các website mạnh mẽ. Nên nhiều người dùng đã cho rằng CMS này nên đi theo hướng kéo thả của page builder để gia tăng thị phần.
Nếu bạn kiểm tra thư viện plugin của WordPress, bạn sẽ thấy nhiều page builder khác nhau. Sau đây là 5 page builder WordPress tốt nhất của chúng tôi.
Page Builder WordPress tốt nhất
1. Elementor
Elementor là một trong số các page builder nổi tiếng nhất cho WordPress ngày nay. Mặc dù chỉ mới xuất bản từ năm 2016, plugin này đã nhanh chóng đạt được hơn 1 triệu lượt cài đặt.
Page builder này có bản miễn phí, không có nhiều tính năng như bản trả phí. Nếu mua page builder premium, bạn sẽ có 3 lựa chọn: Personal, Business, và Unlimited.
Gói cá nhân có giá 49 USD và chỉ dùng được cho một website. Nếu bạn là người mới bắt đầu, lựa chọn này sẽ phù hợp nhất cho bạn. Nếu bạn có 3 website, bạn nên chọn gói Business với giá 99 USD. Gói ultimate sẽ dùng được cho nhiều website với giá 199 USD. Phí này được thanh toán hằng năm.
Elementor bản miễn phí sẽ cho bạn 40 template (mẫu website) và 30 widget cơ bản. Những widget miễn phí này có nhiều chức năng thú vị như image carousels và custom HTML elements. Nhiều element quan trọng nhưng lại không có trong gói miễn phí, như Facebook element, bảng giá, thanh menu chuyển hướng.
Nếu bạn mở một cửa hàng online, gói trả phí sẽ phù hợp với bạn nhất. Bên cạnh 22 widget chuyên nghiệp, bạn còn nhận được 18 widget WooCommerce. Bạn có thể truy cập vào hệ thống marketing tích hợp của Elementor để dùng MailChimp và HubSpot.
Bên cạnh những ưu đãi tuyệt vời ở trên, Elementor có nhiều tính năng độc nhất. Web page responsive là mặc định nhưng Elementor còn có thể ẩn nhiều yếu tố để hiển thị tốt hơn trên di động.
Để khiến việc thiết kế dễ dàng hơn, Elementor cho phép chỉnh sửa widget để hiển thị trên toàn bộ các trang đồng thời. Bằng cách này, bạn không phải chỉnh mỗi widget cho từng trang một mà áp dụng được cho mọi trang. Bạn có thể tạo header và footer template nhanh chóng.
Khi vô hiệu page builder, nó thường để lại shortcode – code sau widget. Elementor không để lại những shortcode như vậy, và giữa nguyên phong cách cho văn bản của bạn.
2. Page Builder by SiteOrigin
SiteOrigin là plugin page builder trực quan và dễ dùng hơn so với Elementora. Nó là một plugin rất nổi tiếng và đang có tới 1 triệu người dùng thường xuyên.
SiteOrigin không chỉ đơn giản. Nó còn miễn phí nữa. Phiên bản miễn phí này có 23 widget (bao gồm post carousel, slider cho ảnh và video, bảng giá) và 25 templates. Vài người không thích lắm vì SiteOrigin có khá ít widget. Tuy nhiên, nó hoàn toàn tương thích với WordPress widget.
Phiên bản premium chỉ cần thanh toán một lần với giá 29 USD. Một giá rất tốt phải không? Sau khi thanh toán, bạn sẽ nhận được thêm 17 widget, hỗ trợ qua email và miễn phí cập nhật. Một vài widget là phiên bản cao cấp hơn của widget miễn phí, những widget khác thì độc quyền cho bản premium. chúng bao gồm image slider parallax, builder custom post type và widget animation.
Điểm độc đáo của SiteOrigin là editor của nó. Không giống với những page builder khác, nó có 2 editor. Đầu tiên là page builder trực tiếp, cho phép bạn thiết kế website theo thời gian thực. Ngoài ra, bạn có thể chỉnh và thêm trang từ trong WordPress backend.
Phiên bản live editor có 2 phần – editor và preview. Bạn không thể chỉnh sửa trong khu vực preview, nhưng với SiteOrigin bạn có thể quay ngược (undo) và redo, vốn không có trên các builder khác.
SiteOrigin còn tốt hơn nữa nếu bạn biết dùng CSS (cascading style sheets). CSS là ngôn ngữ lập trình có thể thay đổi cách hiển thị của HTML. Mỗi khi bạn chỉnh sửa một widget, bạn có thể thêm hay sửa phong cách CSS của nó.
Không may là, SiteOrigin không xóa toàn bộ mọi thứ khi bạn vô hiệu nó, và nhiều nút của nó vẫn để lại shortcode.
3. Beaver Builder
Mặc dù không có nhiều lượt tải về như 2 page builder WordPress trước, Beaver Builder không phải là tên mới trong ngành. Có hơn 500 ngàn website đang dùng page builder này ngày nay.
Có 2 phiên bản Beaver Builder: lite và paid. Lite version thì miễn phí, nhưng dù miễn phí nó cũng có nhiều tính năng hữu dụng, bạn có 5 widget – text editor, photo, video, sidebar và HTML element. Tính năng cuối cùng giúp bạn dùng shortcode để dán WordPress widget vào. Phiên bản miễn phí không có bất kỳ mẫu website nào.
Phiên bản trả phí của Beaver Builder có 3 gói cước hằng năm: Standard (99 USD), Pro (199 USD), và Agency (399 USD). Gói nào cũng dùng được cho mọi website. Nhưng từ gói Pro trở lên có thể thêm tính năng multi-site, và gói Agency còn có thể quản lý mạng lưới multie tính năng white labeling.
Multi-site giúp bạn cấu hình lại thiết kế nhanh chóng chỉ trong vài cú click. Còn multi-site network cũng tương tự vậy nhưng cho một mạng.
Tính năng white label rất cần thiết cho các công ty thiết kế. Vì bạn dùng Beaver Builder dưới dạng dịch vụ và thay thế logo và chữ Beaver Builder thành tên riêng mà bạn muốn.
Phiên bản trả phí có 24 widget: post carousel, post slider và form subscriontion. Hơn nữa, bạn còn nhận được 56 template để khởi động.
Giống với SiteOrigin, Beaver Builder cho phép bạn sáng tạo với CSS> Ngoài ra, bạn còn có thể tương tác với bản xem trước của site trong visual editor. Bạn có thể chỉnh sửa văn bản theo thời gian thực.
Beaver Builder không để lại bất kỳ shortcode nào sau khi vô hiệu.
4. Live Composer
Đừng xem thường Live Composer chỉ vì nó không phổ biến. Bạn sẽ ngạc nhiên nếu thử dụng WordPress page builder này. Nó có hơn 50 ngàn lượt cài đặt và được điểm đánh giá rất cao trên thư viện WordPress plugin.
Cho những ai không có kinh phí lớn, Live Composer đích thực là lựa chọn tốt. Page builder này gần như hoàn toàn miễn phí. Bạn có tính năng kéo thả như thường, hỗ trợ live preview và hỗ trợ thiết kế web responsive. Các tính năng này miễn phí.
Phiên bản miễn phí cho bạn tới 40 widgets, như là tabs, accordion menu, textimonial box, vâng vâng. Ngoài ra, bạn còn nhận được một mẫu web portfolio và một template trắng.
Phiên bản mở rộng có 12 widget premium như custom post type và slider before/after. Giá cả tùy thuộc vào số lượng site. Phí hằng năm sẽ từ 49 USD một site, 79 USD cho 5 website, 99 USD thì không giới hạn website.
Bên cạnh gói mở rộng, bạn còn tìm thấy các extensions của WooCommerce nữa. Giá bằng với giá cơ chuẩn, nó giúp bạn tạo được website bán hàng online chuyên nghiệp, đầy đủ chức năng. Bạn sẽ có các mẫu web độc để bán, liệt kê sản phẩm, trang thanh toán, và trang khác hàng.
Ngoài ra, Live Composer cũng có thể dùng chung với WordPress theme và không để lại shortcode khi vô hiệu.
5. Responsive Landing Page Builder by PluginOps
Như tên gọi, page builder WordPress này tạo ra landing page cho bạn. Landing page là nơi mọi người được “chuyển tới” sau khi click vào link liên kết hay link quảng cáo của bạn. Page này chỉ chứ những thông tin quan trọng nhất của website, nó được tạo nhằm mục đích khuyến khích mọi người truy cập, ở lại, và tìm hiểu thêm. Landing page rất có giá trị trong việc cải thiện marketing.
PluginOps page builder cho bạn 3 giá cước. Gói Beginner bắt đầu từ 3.66 USD một tháng cho một website, gói Advance có giá 4.99 USD cho một domain, gói Business thì có giá 10.99 UDS cho 3 tên miền.
Sự khác biện giữa gói Beginner và gói Advanced là số ượng tính năng tích hợp. Với gói Advance, bạn có thể tạo form popup và form nguyên trang cho khách truy cập.
Ngoài ra, page builder WordPress này cũng hỗ trợ giao diện kéo thả như các builder khác trong danh sách. Bất kể gói bạn sử dụng là gì, bạn sẽ nhận được 28 widget, bao gồm JavaScript, CSS, shortcode.
Lời kết
Giờ bạn có thể dùng page builder WordPress để tạo website cho riêng mình rồi đấy. Hầu hết các page builder ở trên đều có tính năng chỉnh sửa theo thời gian thực, rất hữu dụng và giúp tạo web nhanh chóng. CHúng có nhiều gói chứa widget khác nhau, và cũng có giá khác nhau. Vì vậy bạn cần chọn một builder phù hợp nhất. Nếu bạn có kinh nghiệm về sử dụng wordpress page builder hoặc ý kiến nào khác, đừng ngại hãy để lại bình luận cho chúng tôi biết nhé!
Write a Comment
You must be logged in to post a comment.