8 Ecommerce Platforms để dựng cửa hàng online tốt nhất 2021
Có rất nhiều việc phải làm khi bạn muốn mở một cửa hàng online. Bạn cần phải tạo ra cổng thanh toán, làm việc với khách hàng, quản lý kho bãi.Vấn đề quan trọng nhất đầu tiên bạn nên nghĩ đến là chọn nền tảng để sử dụng. Nếu bạn chọn được một ecommerce platform (nền tảng tạo trang thương mại điện tử) tốt nhất, việc hoàn thiện các tính năng khác trên website sẽ đơn giản hơn nhiều.
Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết những nền tảng e-commerce đáng dùng nhất trong năm 2020. Bao gồm:
- WooCommerce
- PrestaShop
- Magento
- OpenCart
- AbanteCart
- osCommerce
- CubeCart
- Open Real Estate
Nếu bạn muốn tạo một trang bán hàng online, tất cả những script trên đều có thể được cài chỉ với 1 cú click chuột trong gói web hosting của chúng tôi!
Tìm hiểu thêm
Thời gian là vàng bạc, vậy hãy đi vào làm việc ngay thôi!
Bạn cần tính năng nào cho một nền tảng thương mại điện tử?
Ecommerce – thương mại điện tử là cách tốt nhất để kiếm tiền online. Nó là một cửa hàng trực tuyến để bạn bán sản phẩm, dịch vụ, thuê bao, những món hàng vật lý, phi vật lý. Rất nhiều thứ có thể được triển khai trên trang thương mại điện tử.
Một ecommerce platform đáng giá là phải có lựa chọn quản lý hàng tồn kho, giúp bạn quản lý thanh toán, giúp bạn xuất báo cáo bán hàng. Tuy nhiên, đó chỉ là những thứ cơ bản trong trang việc quản lý cửa hàng online, ngoài ra, nó còn cần phải có:
- Khả năng thiết lập phân loại sản phẩm. Nếu bạn muốn bán nhiều hơn 1 sản phẩm, bạn cần phân loại sản phẩm để quản lý được dễ dàng.
- Lựa chọn trang sản phẩm. Bạn cần phải trang sản phẩm duy nhất cho mỗi sản phẩm, để mỗi sản phẩm có được thông tin đầy đủ và hiển thị đẹp.
- Chức năng bán hàng và giảm giá. Khách hàng rất thích được ưu đãi và khuyến mãi, vì vậy bạn cần có công cụ hỗ trợ điều này để làm tăng lượt bán cho việc kinh doanh của bạn.
- Hỗ trợ nhiều cổng thanh toán. Nhiều người thích sử dụng cách thanh toán (payment processors) mà họ quen dùng, vì vậy bạn nên có nhiều lựa chọn cho việc này để đảm bảo không mất khách hàng tìm năng nào.
- Phân tích thông tin. Càng hiểu nhiều thêm về khách hàng bạn càng có thể tối ưu cửa hàng để tăng lượt bán.
Ngày nay là lúc dễ dàng hơn bao giờ hết để tạo cửa hàng online, nhưng không có nghĩa là tất cả các nền tảng ecommerce đều giống nhau. Ví dụ, nền tảng ecommerce tốt nhất cho startup phải có hỗ trợ vận hành bởi nhiều người.
Với các ý tưởng trên trong đầu, hãy xem qua một lượt các ecommece platform bên dưới để chọn được nền tảng phù hợp nhất cho bạn.
So sánh 8 nền tảng Ecommerce Platforms Compared
Chúng tôi có rất nhiều thông tin cho bạn ở đây. Cũng có rất nhiều lựa chọn, mỗi lựa chọn có ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong phần này, bạn hãy chọn nền tảng để tạo cửa hàng online dựa trên nhu cầu thực tế của bạn. Cuối cùng, hãy lưu ý là tất cả chúng đều là những nền tảng tự host, có nghĩa là trước đó bạn hãy chọn một nơi đăng ký hosting tốt trước đã!
1. WooCommerce
Không giống như những nền tảng khác trong bài viết này, WooCommerce không phải là một hạ tầng dựng trang thương mại điện tử độc lập. Nó là plugins chạy trên WordPress, CMS phổ biến nhất thế giới.
WooCommerce là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ làm tăng đáng kể chức năng thương mại điện tử cho WordPress. Nó là một công cụ được ưa thích nhất của rất nhiều người trong cộng đồng WordPress, vì nó mạnh mẽ và thân thiện cho người mới bắt đầu. Hơn nữa, nó có riêng những pjhần mở rộng đủ để giúp cửa hàng bạn dẫn đầu trong thế giới web.
WooCommerce có thể xử lý nhiều tác vụ cơ bản, từ việc xuất bản sản phẩm để bán hàng đến xử lý thanh toán. Hơn nữa, bạn có thể gắn thêm chức năng cho plugin này bằng các extension riêng. Có đến hàng trăm extension như vậy. Ví dụ, có lựa chọn giúp bạn tích hợp gần như mọi payment processor vào.
Ưu điểm:
- Sử dụng WordPress CMS để triển khai cửa hàng online của bạn.
- Tùy chỉnh cửa hàng dễ dàng bằng các extension riêng của WooCommerce.
- Được hỗ trợ bởi cộng đồng đông đảo sử dụng WordPress
Nhược điểm:
- Thêm các tính năng cao cấp thường cần dùng nhiều extensions khác nhau.
Nếu bạn đang cần tìm giải pháp đơn giản để tạo một cửa hàng đơn giản, không có lựa chọn nào tốt hơn WooCommerce ở mức độ dễ sử dụng. Tuy nhiên, việc mở rộng tăng trưởng có thể cần nhiều extensions khác nhau để hỗ trợ.
2. PrestaShop
Không giống như WooCommerce, PrestaShop là nền tảng ecommerce chuyên cho việc xây dựng trang thương mại điện tử. Mục tiêu của nó là giúp bạn tạo cửa hàng online đẹp, nhanh chóng.
Ngoài việc dễ sử dụng, PrestaShop còn có nhiều tính năng đặt biệt. Nó có trình quản lý sản phẩm mạnh mẽ, nhiều lựa chọn thanh toán, dễ dàng tùy chỉnh giỏ hàng thanh toán, vâng vâng. Nó còn có chức năng giúp bạn tính thuế nữa.
Bên cạnh các chức năng có sẵn, bạn có thể mở rộng nền tảng này bằng cách sử dụng plugin và themes. Với kinh nghiệm của chúng tôi, nền tảng này gần như chứa mọi thứ bạn cần. Nó còn hỗ trợ thống kê phân tích và chăm sóc khách hàng mà không phải thêm modules.
Ưu điểm:
- Quản lý sản phẩm tiên tiến, hiện đại.
- Nhiều lựa chọn cổng thanh toán.
- Tùy chỉnh tăng trải nghiệm tại trang thanh toán.
- Sử dụng bộ phân tích để lấy thông tin hành vi khách hàng.
- Nhận yêu cầu kỹ thuật ngay tại trong nền tảng.
- Hỗ trợ tính thuế.
Nhược điểm:
- Hơi khó học nếu bạn muốn sử dụng nhiều tính năng cao cấp của nó.
Chúng tôi có thể nhận xét rằng PrestaShop là ecommerce platform phù hợp nhất cho người mới bắt đầu nếu bạn chưa hề dùng WordPress. Trải nghiệm giữa 2 nền tảng này là khác nhau nhưng khi kiểm thử cả 2 thì chúng tôi thấy nó dễ dùng như sau. Bạn chỉ cần trải nghiệm và chọn cái bạn thích.
3. Magento
Magento là một cái tên khác mà bạn đã nghe nhiều rồi khi mọi người tìm giải pháp để tạo cửa hàng online. Không giống 2 ecommerce platforms trước, Magento chủ yếu định vị ở phân khúc doanh nghiệp lớn.
Khi nói đến mức độ linh hoạt, Magento bỏ xa các đối thủ. Nó là một platform mạnh mẽ giúp bạn tạo được trang thương mại điện tử bất kể lớn nhỏ. Tuy nhiên, bạn cần biết ít nhiều kiến thức lập trình để sử dụng nếu muốn.
Magento không thân thiện lắm với người mới bắt đầu. Tuy nhiên, chính vì nó có quá nhiều tính năng hữu ích. Ví dụ như là chức năng SEO được tích hợp sẵn, cực kỳ bảo mật, và có rất nhiều themes và plugins mạnh mẽ khác.
Ưu điểm:
- Cực kỳ dễ dàng mở rộng, từ kinh doanh nhỏ đến rất lớn mà không làm ảnh hưởng khả năng quản trị.
- Được xây dựng để tối ưu cho tìm kiếm và bảo mật.
- Hỗ trợ nhiều loại tiền tệ và tính thuế.
- Tích hợp hầu hết các cổng thanh toán bạn muốn.
Nhược điểm:
- Nền tảng này có chu trình học dài.
- Khó sử dụng nếu bạn không có kiến thức kỹ thuật.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, Magento là nền tảng thương mại điện tử tốt nhất cho startup. Nó có sự linh hoạt cao, có đầy đủ mọi tính năng mà một trang thương mại điện tử có thể cần. Vì vậy nó rất phù hợp cho một công ty có đội ngũ thiết kế web riêng. Tuy nhiên, nó không phải là lựa chọn tốt cho những người mới bắt đầu hoặc những ai chỉ muốn tạo một site bán hàng nhỏ.
4. OpenCart
Để dễ hình dùng thì ecommerce platforms OpenCart này là sự kết hợp giữa WooCommerce và PrestaShop. Nó có nhiều tính năng về thương mại điện tử hơn là WordPress, nhưng ít chức năng hơn PrestaShop.
Điều khiến OpenCart nổi bật là trải nghiệm về quản lý. Nó mượt mà, hiện đại, và đủ thông tin quan trọng bạn cần tìm khi mở trang admin lên.
Hơn nữa, việc tùy chỉnh cửa hàng OpenCart cũng dễ dàng nhờ vào hệ thống thiết kế theo kiểu module. Nó không hiện đại và có kéo thả giống như page builders, nhưng cũng đủ đơn giản để giúp bạn tạo site thương mại điện tử mặt dù chưa từng làm bao giờ.
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng hơn nếu so với các platform khác là PrestaShop và Magento.
- Tính năng SEO được tích hợp.
- Hỗ trợ extensions và themes.
Nhược điểm:
- Không hỗ trợ nhiều tính năng có sẵn như các nền tảng chuyên tạo cửa hàng online khác.
- Một số themes của OpenCart bị lỗi thời.
OpenCart là lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn tìm một platform dễ dùng và có quá trình tạo trang web đơn giản. Nó không có nhiều tính năng cho thương mại điện tử, nhưng đủ để giúp bạn tạo một việc kinh doanh nhỏ.
5. AbanteCart
AbanteCart it được nhiều người biết đến nhưng nó cũng có cung cấp các tính năng rất tuyệt vời. Nó không đẹp nhất nhưng nó rất dễ dùng cho tất cả những ai vừa bắt đầu.
Một trong số các điểm ưa thích của chúng tôi về AbanteCart là nó rất dễ để thêm sản phẩm mới vào cửa hàng của bạn qua dashboard. Chỉ mất 2 bước để làm việc này, platform này hướng đến việc giúp bạn dễ dàng vận hành nhất có thể.
Platform mã nguồn mở này cũng có hỗ trợ themes và extensions để mở rộng. Bộ sưu tập của nó không thực sự lớn nhưng bạn vẫn có nhiều lựa chọn tốt, đặc biệt là khi platform này thường chỉ chủ trọng các themes đẹp và hiện đại.
Ưu điểm:
- Tạo cửa hàng online nhanh chóng nhờ vào dashboard khoa học.
- Thêm sản phẩm mới chỉ mất vài phút.
- Chức năng SEO được tích hợp sẵn.
- Hỗ trợ plugins và themes.
Nhược điểm:
- Cộng đồng sử dụng AbanteCart khá nhỏ.
- Số lượng themes và plugins cũng hạn chế.
Nếu bạn muốn tìm một platform ecommerce dễ sử dụng, thì AbanteCart là lựa chọn tốt. Mặc dù nó ít có sự lựa chọn về themes, bạn cũng có thể dễ dàng tìm được một theme đẹp cho online store.
6. osCommerce
osCommerce cũng rất giống với các platform bạn vừa đọc. Nó dễ cài đặt và không tốn công sức học code mà vẫn có thể dựng site bán hàng lên và chạy.
Khi bạn lần đầu tư khởi động osCommerce, bạn sẽ thấy là trang admin hơi bị lỗi thời. Nhưng ngoài ra, nó có nhiều tính năng chuẩn và cao cấp gần giống với AbanteCart.
osCommerce cũng có ưu điểm vượt trội hơn là nó có cộng đồng sôi nổi, với hàng ngàn theme và addon miễn phí. Điều này giúp bạn có lợi thế nhất định khi muốn tùy chỉnh trang.
Ưu điểm:
- Thiết lập cửa hàng online của bạn bằng osCommerce rất đơn giản.
- Platform này có hàng ngàn add-on và themes miễn phí.
- Có cộng đồng lới người dùng sẵn sàng giúp bạn nếu gặp bất kỳ vấn đề nào.
Nhược điểm:
- Nền tảng này không dễ mở rộng như chúng tôi tưởng, vì vậy nó không phù hợp cho những cửa hàng lớn.
- Giao diện quản lý hơi bị lỗi thời.
Với kinh nghiệm của chúng tôi, osCommerce hoạt động hiểu quả nhất cho một việc kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, có một bộ sản phẩm đồ sộ hơn nếu việc kinh doanh đó phát triển lớn thì nó khó quản lý hơn.
Bỏ yếu tố đó ra thì osCommerce là một trong số các ecommerce platforms tốt nhất để xây dựng cửa hàng nhỏ.
7. CubeCart
CubeCart chứng tỏ rằng giao diện đẹp cũng có thể hoạt động hiệu quả. Ngay khi đăng nhập, bạn sẽ thấy nền tảng này đơn giản, nhưng vô cùng đẹp. Ngoài ra, bạn còn có rất nhiều lựa chọn để tinh chỉnh.
Platform này cũng có tất cả các tính năng bạn cần để chạy một cửa hàng ecommerce thành công, từ khâu nhập hàng đến quản lý lượng bán. Tuy nhiên, không dừng ở đó, bạn còn có thể dùng CubeCart để gửi newsletter cơ bản đến khách hàng, một cách rất tốt để bán được nhiều hàng hơn.
Ngoài ra còn một điểm nữa là nó có tích hợp sẵn công cụ chỉnh ảnh cơ bản để dùng ngay trong admin panel, dĩ nhiên không mạnh bằng Photoshop nhưng có thể cắt hình và thu nhỏ cũng đủ giúp bạn cải thiện rồi phải không.
Những yếu tố nhỏ này đã làm CubeCart trở thành một nền tảng tuyệt vời. Nó còn hỗ trợ themes và plugins. Không có nhiều lựa chọn lắm nhưng nền tảng này đủ tốt cho những cửa hàng vừa và nhỏ.
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng với rất nhiều tính năng cộng thêm.
- Gửi newsletter cho khách hagn2 cũ.
- Sửa ảnh từ màn hình admin.
- Truy cập vào trong extensions để tùy chỉnh cửa hàng.
Nhược điểm:
- Không có nhiều lựa chọn cho phần mở rộng.
Chúng tôi cũng ngạc nhiên khi sử dụng CubeCart. Ecommerce Platform này hỗ trợ nhiều tính năng có thể áp dụng thực tế mà các software khác không làm. Tuy nhiên, nó không có nhiều extension cho lắm, chủ yếu dành cho doanh nghiệp nhỏ.
8. Open Real Estate
Cuối cùng trong danh sách các CMS cho ecommerce tốt nhất Open Real Estate. CMS này hơi khác so với những platform trên vì nó tập trung tạo site cho bất động sản.
Với Open Real Estate, bạn có thể thêm danh sách cho thuê hoặc cho bán với nhiều loại tiền tệ khác nhau. Ngoài ra, nền tảng này còn có hệ thống tìm kiếm mạnh mẽ giúp bạn tiếp cận đối tương tìm năng mà muốn sắp xếp loại nhà theo từng tiêu chí cụ thể.
Bạn cũng có thể tăng chức năng của nền tảng này bằng modules và themes. Hầu hết các modules đều cần trả phí, nhưng cũng có một vài theme đẹp và chuyên nghiệp miễn phí cho bạn.
Ưu điểm:
- Tạo trang web bất động sản của riêng bạn.
- Đăng sản phẩm nhà lên cho thuê nhà hay cho mướn nhà.
- Cài đặt trang sản phẩm cho từng loại bất động sản.
- Có chức năng tìm kiếm giúp người dùng duyệt qua danh sách tốt hơn
- Có modules và theme để tùy biến website.
Nhược điểm:
- Hầu hết các moduels đều không miễn phí.
- Nó là một platform cms đặt biệt, chỉ phù hợp cho site bất động sản.
Ecommerce platform về bất động sản là sản phẩm chuyên dụng và việc thuê người để làm được như cms này cung cấp thì cũng tốn rất nhiều chi phí. Vậy, nếu bạn cần tạo site bất động sản hãy sử dụng nền tảng này, để giúp bạn khởi nghiệp bằng một dự án tốn ít chi phí nhất có thể.
Lời kết
Ngày nay, việc tạo một cửa hàng online đã dễ hơn bao giờ hết. Nền tảng thương mại điện tử tốt nhất ở trên sẽ giúp bạn nhanh chóng tạo ngay một store online chạy và vận hành chỉ trong vài giờ. Theo ý chúng tôi, bạn cứ chọn dùng WooCommerce vì nó dường như là ecommerce platform tốt nhất cho doanh nghiệp nhỏ, và cũng có nhiều lựa chọn để mở rộng tùy nhu cầu của bạn. Nhưng cũng đừng quên xem qua các cms khác để chắc rằng bạn chọn được một nền tảng tốt nhất cho cửa hàng trực tuyến của bạn, đảm bảo nó thành công.
Bạn nghĩ CMS ecommerce platform nào tốt nhất bây giờ? Hãy chia sẽ ý kiến của bạn cho chúng tôi biết ở phần bình luận bên dưới nhé!
Write a Comment
You must be logged in to post a comment.