Cách Tạo Blog | Hướng Dẫn Blogging Thành Công Toàn Diện
Tạo blog có thể không có gì khó. Bài hướng dẫn này sẽ trả lời mọi câu hỏi bạn có thể gặp phải.
Thực tế là, khi bạn đang sở hữu một việc kinh doanh nhỏ, hoặc bạn đang là một freelancer, đặc biệt khi bạn là freelance, các lợi ích và lợi thế mà bạn có bao gồm:
- Phát triển bản thân. nhiều người bắt đầu viết blog như là cách họ chia sẽ ý tưởng và nhân và tổng hợp lại hoặc đào sâu kiến thức của họ. Một blog được đầu tư có tâm sẽ là nơi thể hiện và tôi luyện kỹ năng và chuyên môn của bạn.
- Tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Nếu bạn đang vận hành một việc kinh doanh, dù nhỏ hay lớn, việc lan truyền nhận diện thương hiệu là yếu tố quan trọng bật nhất trong hành trình kinh doanh của bạn. Nếu được thực hiện đúng, blog có thể mang lại tầm cao mới cho doanh nghiệp của bạn.
- Blogs có thể giúp mở rộng mạng lưới khi bạn tương tác với khách hàng, độc giả. Khi nhắc đến việc thu hút người dùng mới, việc mở rộng mạng lưới khách hàng có thể tiêu tốn rất nhiều tiền (ví dụ chạy GoogleAds). Trong khi đó, nếu biết cách tạo blog đúng, sau một khoảng thời gian bạn sẽ có nền tảng vững chắc và trở thành một kênh riêng để thu hút khách hàng và tăng tỉ lệ chuyển độ từ chính kênh này.
- Tăng mật độ hiển thị trên trình tìm kiếm. Blogging là một trong số cách tốt nhất để có thêm các lượt tìm kiếm tự nhiên. Hãy nhớ, tạo một dòng traffic đều đặn tới website là điểm quan trọng của bất kỳ dự án online nào!
Tất cả những ưu điểm này đều rất quan trọng với freelancer và lập trình viên!
Mặc dù nó đỏi hỏi sự tận tâm, thời gian, công sức và sự chuẩn bị. Thực tế khi bạn đang tìm kiếm cách tạo blog cũng tức là bạn đã đi đúng hướng rồi đó!
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn toàn tập để bạn biết cách tạo và phát triển blog thành công, mà thực sự mang lại lượt truy cập ổn định và tăng dần theo thời gian. Một blog mang lại lượng truy cập ổn định từ traffic tự nhiên là có thể mang lại tên tuổi cho bạn. Sau đó bạn sẽ biết cách trả lời cho các câu hỏi như:
- Nền tảng nào phù hợp với blog của bạn nhất?
- Chọn web hosting nào phù hợp cho WordPress blog của bạn.
- Biết cách tạo blog và thiết lập từ đầu.
- Biết các phương pháp giúp blog tăng trưởng
Để bạn có ngay một nền để thực hành việc tạo blog, hãy nhận ưu đãi này để khởi động blog với TINET.VN ngay hôm nay. TINET.VN đảm bảo hoàn phí trong 30 ngày, nên không có bất kỳ rủi ro nào!
Hãy cùng tìm hiểu bạn cần làm gì để tạo một blog từ ban đầu.
Hướng dẫn WordPress bằng Video
Bài này hơi dài để đọc? Xem video hướng dẫn WordPress:
Blog là gì?
Blog trước đây có định nghĩa là một trang nhật ký trực tuyến cho cá nhân, phát triển bùng nổ vào cuối thập niên 1990 đầu 2000. Người viết blog được gọi là blogger. Tới tận năm 2009, hầu hết các trang blog đều được viết bởi các blogger cá nhân hoặc một nhóm nhỏ. Nhưng kể từ năm 2010 cho đến nay, blog chứng kiến một sự chuyển dịch cực lớn. Nhờ vào cách mạng của các trang mạng xã hội, blog không những không biến mất như nhiều dự đoán, nó còn trở thành trung tâm của thương hiệu cá nhân và của doanh nghiệp . Do dễ dàng tích hợp trong nhiều nền tảng, nó trở thành một nguồn media (thông tin đa phương tiện) đáng tin cậy mới, xóa nhòa ranh giới với các trang tin tức chính thống.
Blog đã thoát khỏi ý nghĩa ban đầu của nó, giờ đây nó đã trở thành một nền tảng chính thức để doanh nghiệp tương tác mật thiết với khách hàng, tương tự như website vậy, nhưng sử dụng nội dung làm chủ lực và vì vậy nội dung blog có tính cập nhật thường xuyên, liên tục.
Blog có nhiều dạng, ví dụ như về nghệ thuật (art blog), ảnh chụp, (photograph blog), videos (vlogs), audio (postcard), giáo dục (edu blog), vâng vâng.
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem cùng tìm hiểu cách tạo blog trong 7 bước chi tiết chuyên sâu nhé.
Cách tạo blog (trong 7 bước đơn giản)
Để hệ thống hóa quá trình này và giúp bạn bắt đầu từ số 0, cách lập blog có thể chia làm 7 bước sau:
- Chọn chủ đề cho blog của bạn
- Chọn web host
- Đăng ký tên miền
- Thiết lập và cài đặt blog
- Xuất bản nội dung và tăng trưởng
- Quảng bá blog
- Kiếm tiền từ blog của bạn
Bên dưới là thông tin chỉ dẫn chi tiết từng bước, ngoài ra còn có các thủ thuật hay để bạn có thể tạo blog nổi bật nhất, vượt trội hơn hẵn đối thủ!
Bước 1: Chọn chủ đề cho blog của bạn
Nếu bạn đang có dự án hoặc việc kinh doanh rồi, hãy cứ viết về các sản phẩm mà công ty / công việc bạn đang cung cấp. Bằng cách này, bạn đã tự mở cho mình một kênh giao tiếp với khách hàng, mà bạn thực sự thích viết về nó. Một giải pháp win-win cho mọi người!
Nếu bạn đang tạo blog cá nhân, lựa chọn dĩ nhiên là thuộc về bạn. Từ du lịch, công nghệ, tin tức, đến thực phẩm, âm nhạc, giày dẹp – mọi thứ bạn có thể nghĩ đến làm chủ đề chính của blog đều có thể khiến blog của bạn thành công.
Vì đây là bước quan trọng nhất, đừng vội quyết định. Hãy nghiên cứu và lựa chọn thị trường/chủ đề bạn thực sự thích. Vì kể cả nếu nó không tăng trưởng như mong đơi, viết về những gì bạn thích sẽ có những lợi ích tích cực riêng cho riêng bạn. Hãy xem đây là một nơi để bạn tận hưởng, để vui, như vậy kết quả sẽ tốt hơn. Và độc giả của bạn chắc chắn cũng sẽ nhận ra điều đó.
Nếu bạn vẫn chưa chắc mình nên viết blog về gì, đừng để bước này làm bạn chậm lại. Một blogger thành công sẽ thử nhiều cách khác nhau và thử tiếp cận nhiều đối tượng độc giả khác nhau trước khi họ đạt được mục tiêu.
Vì vậy, theo kinh nghiệm của chúng tôi là, bạn cứ bắt đầu rồi theo thời gian bạn sẽ tự định hình được blog của bạn!
Bước 2: Chọn một web host
Tiếp theo, bạn cần chọn một blogging platform. Đây là phần mềm hoặc dịch vụ bạn định dụng để xuất bản nội dung trên đó. Nhưng trước đó, bạn cần quyết định xem sẽ dùng nền tảng blog miễn phí hay nền tảng self-host. Chúng tôi sẽ nhanh chóng giải thích cho bạn biết từng cái một.
Nền tảng miễn phí
Ý tưởng khi dùng free blogging platform thường được thích bởi các blogger mới dùng blog. Tuy nhiên, khi bạn tạo blog trên free platform bạn sẽ gặp trở ngại bởi các quy tắc và ràng buộc. Không chỉ vậy, bạn sẽ không dùng được tên miền chính mà phải dùng tên miền phụ của platform đó (yoursite.blogplatformsite.com) và bạn có thể gặp quảng cáo đặt trên blog kể cả khi nó không phù hợp với phong cách và thị trường bạn hướng đến. Bạn cũng có thể không dễ kiếm tiền từ nền tảng miễn phí này. Lời khuyên của chúng tôi là lựa chọn platform self-host.
Nền tảng self-hosted
Self-hosted platforms giúp bạn chạy blog với tên miền riêng. Nghĩa là bạn không phải thấy website khác ở sau đuôi tên miền của bạn. Bạn cũng có thể chọn từ nhiều Hệ Thống Quản Trị Nội Dung (CMS) khác nhau. Các CMS phổ biến nhất là WordPress, Joomla, và Drupal. Những CMS này sẽ giúp bạn tạo được blog trong mơ.
Nhưng nếu dùng loại blog self-host thì lại không miễn phí. Vì bạn cần sử dụng tên riêng và dùng không gian lưu trữ web riêng, bạn cần thanh toán một khoản phí cho công ty web hosting. Sau đó bạn có thể tùy ý cài đặt CMS, vốn thường miễn phí.
Khi chọn nền tảng cho blog hosting, bạn cần cân nhắc các điểm sau đây:
- Bạn định lượng truy cập bao nhiêu?
- Thời gian thiết lập có nhanh không?
- Có được hỗ trợ không?
- Tính năng nào sẽ giúp blog của bạn nổi trội?
- Chi phí bao nhiêu?
Bạn không phải tìm đâu xa, vì chúng tôi đã có đầy đủ câu trả lời cho bạn!
Tại TINET.VN, chúng tôi đã xây dựng một hệ thống server hoàn hảo với kinh nghiệm hằng năm trời để tạo ra môi trường tốt nhất cho blogging.
Được bảo trợ bởi chính TINET.VN control panel mà chúng tôi đã lập trình thủ công nên, bạn có thể tạo blog chỉ với 1-click. Bất kể bạn cần giúp đỡ, chúng tôi đều sẽ có chuyên gia làm web giúp bạn 24/7.
Hãy bắt đầu thôi, nhận ngay ưu đãi đặc biệt cho việc tạo blog để hiện diện trên mạng lập tức!
Không chỉ có vậy, chúng tôi còn có nhiều lựa chọn bạn có thể chọn thêm từ, tùy vào mức độ dự án blog của bạn lớn đến đâu. Hãy xem qua những nền tảng web host bạn có thể sử dụng!
Shared Hosting
Một trong số các nơi đơn giản nhất để triển khai website hoặc blog của bạn là shared hosting.
Shared hosting có thể tương tự như phương tiện giao thông công cộng hoặc ký túc xá sinh viên.
Nó chứa nhiều website trong cùng một server vật lý. Tất cả tài nguyên (bao gồm dung lượng đĩa, RAM, băng thông) được chia sẽ giữa từng site.
Tuy nhiên, server đã được tối ưu triệt để và giám sát liên tục để giúp cho từng website có thể chạy hết công suất và hoạt động mượt mà!
Đây là những gì bạn nên cân nhắc khi chọn tạo blog với shared hosting:
Ưu điểm:
- Giá rẻ và dễ dùng
- Uptime và cập nhật server được quản lý bởi nhà cung cấp
- Hỗ trợ trực tuyến 24/7.
- Cài đặt nhanh chóng trong 1-click.
Nhược điểm:
- Chia sẽ tài nguyên với người khác
- Có giới hạn nhất định về cấu hình
- Không có quyền root
Cloud Hosting
Được xây dựng hướng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc cho những chủ dự án lớn, cloud hosting là sản phẩm kết hợp sức mạnh giữa server ảo riêng và tính đơn giản của shared web hosting.
Đây là nền tảng được hoàn thiện tốt nhất và đáng tin cậy để tạo blog, vì nhờ vậy bạn sẽ có rất nhiều tài nguyên để chịu được bất kỳ lượt truy cập lớn nào tới website.
Hơn nữa, tài nguyên bạn đang sử dụng là giành riêng cho bạn mà không phải ai khác, vì vậy bạn cũng có rất nhiều không gian phát triển.
Ưu điểm:
- Tài nguyên riêng và IP riêng
- Chăm sóc khách hàng trực tuyến 24/7
- Tài nguyên chỉ dành riêng cho bạn
- Cài đặt nền tảng blogging bằng 1-click.
- Có thể nâng cấp mượt mà từ gói shared hosting
Nhược điểm:
- Giá hằng tháng khá cao so với những giải pháp khác
- Việc tùy chỉnh cấu hình servercó hạn chế
- Không có quyền truy cập root
VPS Hosting
VPS, viết tắt của chữ virtual private server, là giải pháp đặc biệt nhất có thể mang lại toàn quyền điều khiển server mà không phải tốn chi phí lớn để thuê hẵn server vật lý và chỗ đặt server đó riêng.
Tuy nhiên nếu bạn không quen thuộc với việc quản lý server, giải pháp này có thể gây chút trắc trở cho bạn.
Nếu bạn chỉ muốn làm blog đơn giản, hãy chọn giải pháp khác sẽ phù hợp hơn.
Nhưng nếu bạn muốn tự nhúng tay làm mọi chuyện cho riêng mình, để dự án của bạn có thể triển khai trên diện rộng, việc thuê một server ảo cũng là để tạo ra một môi trường ổn định bật nhất.
Ưu điểm:
- Có quyền truy cập root
- IP và tài nguyên riêng
- Khả năng mở rộng lớn, linh hoạt
- Bạn có nhiều quyền kiểm soát nhất
- Khả năng thay đổi bất kỳ thông số nào phía server
Nhược điểm:
- Cần kiến thức kỹ thuật để tạo blog.
- Cần có kiến thức quản lý server
- Không được hỗ trợ quản lý server (tự thiết lập quản lý server).
- Tốn nhiều công sức và thời gian hơn để học
Bước 3: Đăng ký tên miền
Mỗi website đều cần có một địa chỉ website, blog của bạn cũng vậy. Nếu bạn cần hỗ trợ trong việc chọn tên miền, đừng quên xem qua thử các công cụ tạo tên miền đẹp!
Nếu bạn đã có dự định mua tên miền trong đầu, hãy chuyển tới công cụ kiểm tra tên miền để kiểm tra xem đăng ký được không. Điền vào tên miền bạn muốn, và bạn sẽ thấy nhiều gợi ý hơn nữa để giúp bạn có thêm ý tưởng cũng như các phần mở rộng của nó.
Nếu bạn chưa hiểu tên miền là gì hoặc chưa biết nên chọn đuôi tên miền gì. Xem qua bài hướng dẫn này của chúng tôi.
Hãy cứ kiểm tra và đọc thêm bài viết làm thế nào để mua tên miền để được hướng dẫn chuyên sâu hơn của chúng tôi
Bước 4: Chọn nền tảng tạo blog
Bước tiếp theo là chọn nền tảng nào bạn muốn sử dụng. Vì blog thường có giá trị cốt lõi là nội dung, vì vậy bạn nên cân nhắc các hệ quản trị nội dung cho nó (CMS).
Chọn một CMS làm blogging platform sẽ giúp bạn:
- Cài đặt blog mà không cần kiến thức kỹ thuật.
- Thuận tiện xuất bản và tạo nội dung mới.
- Tập trung vào viết bài hơn là các yếu tố kỹ thuật.
- Thêm tính năng mới dễ dàng bằng plugins và modules.
- Dễ tìm thấy thiết kế website đẹp từ bộ thư viện lớn của theme miễn phí.
Ba nền tảng CMS lớn nhất hiện nay chúng tôi khuyên bạn dùng là:
- WordPress
- Joomla
- Drupal
Ưu điểm lớn nhất của của các nền tảng này là bạn chỉ mất một click để cài đặt tại TINET.VN. Không tốn bất kỳ công sức nào!
Hãy xem qua từng nền tảng này để giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn để tạo blog cho riêng mình.
WordPress
Giữ vững dnah hiệu là CMS phổ biến nhất, WordPress luôn là lựa chọn chính xác để giúp bạn tạo blog. Nó dễ dàng thiết lập, sử dụng, và không cần biết code.
Thực tế là, chúng tôi vẫn đang dùng WordPress làm nền tảng cho blog của mình, bạn đang đọc ngay tại TINET.VN.
Ưu điểm:
- Thân thiện với người mới bắt đầu
- Thư viện plugin và theme miễn phí lớn
- Dễ dàng SEO và quản lý.
Nhược điểm:
- Cập nhật thường xuyên.
- Cần bảo trì liên tục theo thời gian
Joomla
Joomla là một nền tảng mã nguồn mở khác cũng đang được dùng cho rất nhiều blog trên toàn thế giới. Nó cũng là một đối thủ lớn nhất của WordPress.
Cài đặt CMS này rất nhanh và có thể thực thi mà không cần có kiến thức kỹ thuật nào. Một vài người còn cho rằng xuất bản nội dung trên Joomla là dễ nhất. Nhưng bạn cứ thử đi cho đánh giá đúng nhé!
Với số lượng lớn extensions và plugin miễn phí, Joomla là nơi đáng tin cậy để mọi người chọn đặt blog ở đó.
Ưu điểm:
- Thân thiện với người dùng
- Giao diện quản lý admin hiệu quả
- Đa ngôn ngữ (hơn 70 ngôn ngữ).
Nhược điểm:
- Ít linh hoạt hơn so với WP hoặc Drupal.
- Có các sự cố bảo mật trong quá khứ
Drupal
Một trong số các nền tảng tiên tiến, Drupal giữ vai trò là trung tâm của mọi lập trình viên web.
Nó có nhiều cách để tùy chỉnh đến mức bạn có thể thiết lập một site cực kỳ phức tạp. Mặc dù bạn cũng cần phải có kiến thức để làm điều đó.
Nếu bạn đang thích học coding và muốn có một blog linh hoạt, Drupal là lựa chọn hoàn hảo!
Ưu điểm:
- Dành cho lập trình viên
- Có khả năng mở rộng các hàm hoặc tính năng phức tạp
- Linh hoạt và bảo mật
Nhược điểm:
- Quá trình học khó khăn hơn
- Đòi hỏi kiến thức kỹ thuật
- Cộng đồng sử dụng nhỏ hơn
Sau khi bạn đã có web hosting và tên miền rồi, giờ chỉ còn một bước nữa là bạn đã sở hữu web blog riêng cho mình.
Như ở phần trước chúng tôi có đề cập tới ba nền tảng CMS phổ biến cho WordPress: WordPress, Joomla và Drupal. Giờ là lúc chúng tôi chỉ bạn cách cài đặt chúng. Nếu bạn đã biết cách làm, hãy bỏ qua phần này và chuyển tới phần tiếp theo.
Để tiện việc ví dụ cài đặt, chúng tôi sẽ sử dụng gói shared hosting đã được tối ưu cho các mã nguồn CMS phổ biến nhất để thực hiện hướng dẫn tạo blog cho bạn bên dưới, cách làm cũng tương tự đối với các dạng web hosting khác.
Cách cài đặt WordPress
Cài đặt WordPress rất dễ, đặc biệt nếu bạn đang dùng TINET.VN. Bạn chỉ việc chuyển tới mục Auto Installer trong control panel.
Chọn WordPress và chuyển làm theo wizard cài đặt WordPress.
Admin Area
Để giúp quản ly blog, WordPress có giao diện admin trực quan.
Bạn truy cập khu vực quản trị đó bằng cách vào yourdomain.com/wp-admin trên trình duyệt.
Themes
Trong phần Appearance, bạn có thể chọn nhiều theme miễn phí WordPress để làm đẹp cho blog của bạn.
Nếu gặp khó khăn trong việc chọn theme ớmi, hãy xem qua bộ sưu tập các theem miễn phí tốt nhất của chúng tôi
Plugins
Phần Plugins có bộ thư viện extionsion miễn phí rộng lớn. Xem chúng dưới dạng add-ons để mở rộng chức năng của blog.
Đây là danh sách ba plugin quan trọng mà mọi blog phải có:
- Yoast SEO – nó giúp bạn tối ưu SEO ngay trong khi viết blog
- Akismet Anti-Spam – giúp chặn spam comment và lạm gọn gàng phần bình luận
- Jetpack – hỗ trợ nhiều tính năng liên quan đến bảo mật hiệu năng và thống kê.
Tạo blog posts và web pages
Phần Pages giúp bạn tạo các web page trên blog (như là About us, Contact us,…) và thêm trang mới bằng vài click.
Trong khi đó, phần Posts sẽ là khu vực được truy cập nhiều nhất, vì tất cả các blog post mới sẽ được tạo tại đó. Chỉ cần nhấn nút Add New thêm bài blog mới bên trong.
Để tìm hiểu chi tiết hơn, xem qua hướng dẫn WordPress cho người mới
Cách cài đặt Joomla
Tại TINET.VN, việc cài đặt Joomla Auto Installer và chọn Joomla.
Khu vực admin
Sau khi hoàn tất, chuyển tới yourdomain.com/administratorURL để truy cập vào trang quản trị Joomla.
Templates
Nếu bạn chuyển tới phần Templates, bạn có thể tùy chỉnh giao diện trang web bằng cách chọn theme mới.
Modules
Trong trường hợp bạn muốn quản lý functions và tính năng, phần Modules là nơi bạn cần chuyển tới.
Đây là top ba plugin được khuyên dùng trong blog Joomla:
- K2 – phần mở rộng hướng đến việc cải thiện quản lý bài viết.
- EasyBlog – một extionsion khác giúp thay thế hệ thống article cũ bằng một hệ thống mới tốt hơn.
- Komento – Giúp quản lý và kiểm soát bình luận hiệu quả.
Tạo blog posts
Việc đầu tiên để tạo nội dung cho blog là – thêm bài viết mới. Bạn có thể dễ dàng tạo mới bài viết bằng mục Articles.
Để dùng Joomla dễ dàng hơn, và tìm hiểu kỹ hơn hãy xem qua bài hướng dẫn Joomla cho người mới của chúng tôi.
Làm thế nào để cài đặt Drupal
Nếu dùng TINET.VN, bạn cũng có thể cài đặt Drupal dễ dàng bằng cách dùng công cụ Auto Installer có sẵn trong control panel.
Admin Area
Chuyển tới yourdomain.com/user/login để truy cập Drupal admin dashboard và bạn đã có thể tạo blog ngay.
Themes
Để đổi giao diện của blog, chuyển tới mục Appearance.
Modules
Trong tab Extend, bạn có thể triển khai tính năng mới và chức năng mới bằng modules.
Đối với mỗi Drupal blog, chúng tôi khuyên dùng những extensions sau:
- Admin Toolbar – thay thế toolbar cũ bằng toolbar mới linh hoạt hơn
- ShareThis – Giúp bạn chia sẽ bài blog trên nhiều nền tảng khác nhau.
- Image Effects – giúp bạn thêm hiệu ứng bắt mắt vào ảnh trong blog post.
Tạo blog posts
Cuối cùng, tab Content là nơi bạn cần tạo blog mới, trang mới và những nội dung khác liên quan. Từ blog đầu tiên của bạn đến những bài viết sau đó, bạn đều có thể quản lý tất cả tại đây.
Để tìm hiểu chuyên sâu hơn, hãy tham khảo bài viết hướng dẫn Drupal cho người mới bắt đầu.
Bước 5: Xuất bản nội dung và quản lý tăng trưởng
Rất tuyệt! Giờ bạn đã sở hữu một blog trong tay, bạn có hào hứng không nào?
Phần tiếp theo dĩ nhiên là viết blog. Và chúng tôi sẽ tóm tắt giai đoạn này cho bạn bằng 3 từ thôi: xuất bản, xuất bản, và xuất bản!
Nội dung của bạn phải như thế nào?
Đã có trong tay một hệ quản tri nội dung tốt, bạn không phải lo lắng về việc điều chỉnh phần mã nguồn bên dưới nữa, bạn chỉ cần xuất bản càng nhiều bài viết chất lượng càng tốt. Và điều quan trọng nhất, hãy xuất bản đều đặn, biến nó trở thành một thói quen mỗi cuối tuần hay mỗi tháng của bạn.
Nếu nghiêm túc, chỉ sau vài tuần sau khi bài viết đầu tiên được xuất bạn, bạn sẽ thấy kết quả ngay trên trình tìm kiếm. Bạn càng sớm bắt đầu viết blog bao nhiêu sẽ càng tốt chừng đó.
Sau khi đã nắm được đối tượng độc giả, nội dung của bạn nên cung cấp giá trị cho họ. Nội dung không được quá trịnh thượng hoặc viết những bài bạn không hứng thú.
Hãy giữ cho nội dung dễ hiểu, dễ tiếp cận để người đọc ở lâu trên blog của bạn. Người đọc phải bị thu hút bởi nội dung và có mong muốn quay lại. Thêm hình ảnh, biểu đồ, thông tin thị giác phù hợp với phong cách blog cũng là một cách hay.
Chúng tôi cũng khuyến khích người đọc tương tác nhiều hơn với blogger và những độc giả khác qua phần bình luận. Bạn hỏi họ xem suy nghĩ về bài viết như thế nào, hoặc hỏi họ xem họ thích bạn viết gì ở kỳ tiếp theo.
Vì hệ thống quản trị nội dung giúp bạn tạo bài viết mà không cần nhiều công sức, bạn nên tập trung viết bài càng chất lượng càng tốt. Càng nhiều những bài như vậy càng hay
Nếu một nội dung bắt đầu có hiệu quả trên search engine, những bài khác cũng sẽ nhanh chóng hưởng lợi. Vậy bạn bắt đầu càng sớm càng tốt, đừng chần chừ nhé.
Lý tưởng nhất là, nếu bạn muốn blog của bạn tạo ra traffic và tăng trưởng theo thời gian. Để đạt tới mục tiêu đó, bạn cần nghĩ thoáng hơn, sáng tạo hơn và làm việc chăm chỉ hơn.
Nội dung trước khi xuất bản
Trước khi bắt đầu post bài lên blog của bạn, bạn cần chuẩn bị sẵn các trang tĩnh. Những trang này không có thông tin được cập nhật thường xuyên, hay thay đổi và luôn rõ ràng trực tiếp tiếp cận người đọc. Bạn sẽ cần chú ý làm những web page sau:
- About us – Đây là nơi bạn kể câu chuyện của mình, bạn là ai và lý do vì sao bạn vận hành blog này. Tùy vào loại blog, nó có thể mang tính cá nhân, hài hước hay liên quan đến kinh doanh.
- Contact – Đây là trang giúp người đọc liên hệ với bạn. Nó có thể đơn giản như là một trang chứa email của bạn, tài khoản mạng xã hội, đơn đăng ký nhận mail, hoặc những cách giao tiếp khác mà người đọc cần biết.
- Sidebar/Menu – Đây là khu vực cột hoặc thanh nội dung trên cùng. Điền vào blog categories, ads và những trang tĩnh khác tại đó.
Sau khi xuất bản nội dung
- Blog post – Đây là bạn bổ sung nội dung thường xuyên. Bạn có thể post nội dung dưới dạng văn bản, photos, videos hoặc kết hợp đủ loại media bạn muốn.
- Evergreen content – Loại nội dung này sẽ luôn phù hợp và liên quan đến độc giả sau khi xuất bản. Bất kể đã trải qua nhiều tháng hoặc năm. Bạn cần cập nhật nội dung này thường xuyên để đảm bảo tính chính xác của nó.
Chiến lược xây dựng nội dung cho blog là gì?
Một chiến lược nội dung là kế hoặc bạn làm thế nào vận hành blog trong thời gian dài.
Nếu không có chiến lược cụ thể, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc giữ vững việc upload nội dung thường xuyên và thu hút độc giả. Khiến mình trở thành một blogger nổi bật cũng không dễ vì ngoài kia có đến 4.4 triệu bài blog được đăng hằng ngày.
Một blog content strategy hiệu quả phải trả lời được những câu hỏi sau:
- Vì sao bạn lại làm blog và tạo nội dung cho blog?
- Loại nội dung nào bạn nên sáng tạo?
- Làm thế nào đạt mục tiêu nội dung?
Làm thế nào để thiết lập một chiến lược cụ thể
Đây là cách để bạn có thể xây dựng một chiến lược blog hiệu quả:
- Xác định mục tiêu. Nó là gì và làm thế nào đạt được với blog này? Hãy cụ thể hết mức. Ví dụ, một mục tiêu ban đầu có thể là đạt 3000 khách truy cập cuối tháng hoặc đạt thứ hạng cao trên 2 bài viết của kết quả trên search engine trong 2 tuần.
- Nghiên cứu đối tượng độc giả. Ai là người đọc của bạn? Hãy tìm hiểu loại nội dung họ thích, vấn đề họ đang gặp phải và social media nào họ đang dùng.
- Brainstorm chủ đề và từ khóa. Xác định từ khóa nào bạn muốn tăng hạng. Sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner, Ahrefs Keyword Explorer, và SEMrush Keyword Research để đơn giản hóa quá trình này. Hãy nhớ tập trung vào thị trường ngách của bạn.
- Tạo một lịch biểu biên tập bài viết. Hãy tạo dòng thời gian trên calendar của bạn để bạn biết bạn sẽ viết gì, xuất bản bài post nào, và deadlines của những bài đó. Nó sẽ giúp bạn đạt hiệu quả và nhất quán.
Xuất bản, quảng bá, và đo lường. Chia sẽ nó lên mạng xã hội, mailing list và thiết lập backlinks. Hơn nữa, hãy đo xem nó ảnh hưởng đến blog của bạn thế nào qua Google Analytics.
Bước 6. Quảng bá blog của bạn
Giờ bạn đã có nội dung chất lượng mà đọc giả yêu thích, điều gì tiếp theo? Làm thế nào độc giả đọc được những nội dung xuất sắc đó nếu họ không biết blog của bạn tồn tại? Truyền miệng sẽ xảy ra khi có ai đó đọc blog của bạn nhưng cũng có cách để quảng bá blog và đẩy nhanh tiến trình này.
- Người thân và bạn bè – kể cho mọi người trong đời bạn nghe về dự án blog mới của họ. Nhờ họ chia sẽ link trên tài khoản mạng xã hội, đưa họ xem những bài viết chất lượng và thêm họ vào danh sách gửi mail của bạn.
- Gửi blog lên search engine – điều này sẽ giúp blog của bạn được index, có nghĩa là blog của bạn được liệt kê trên search engine. Đăng nhập vào tài khoản Google và chuyển tới mục Submit URL trong công cụ Webmaster Tools. Bạn cũng có thể submit nó lên Bing và các search engine khác.
- Hãy chủ động trên thị trường ngách của bạn – xem những blog liên quan, theo dõi các trang mạng xã hội, diễn đàn,… Các cộng đồng blogger cũng là một nơi tốt để bạn phát triển độc giả và kết nối với những bloggers khác.
- Hãy chủ động trên mạng xã hội – cách này ngày càng phổ biến. Theo dõi các trang phù hợp với thị trường ngách của bạn, bình luận trên các post khác, xây dựng mối quan hệ.
- Guest blog – cung cấp viết bài dưới dạng khách trên website của người khác. Hãy đảm bảo site đó có danh tiếng và cùng thị trường ngách với bạn.
- Lập mailing list – bắt đầu email tới độc giả bài viết mới hoặc các sản phẩm sắp tới. Hãy khiến mọi người mong đợi nội dung của bạn. Họ càng trông đợi nội dung của bạn, họ sẽ càng phản ứng nhanh, tương tác tốt với bạn.
- Ads hoặc paid traffic – bạn luôn có thể trông cậy vào ads giúp bạn quảng ba blog. Có thể chọn Google AdWords hoặc Facebook ad. Nhưng nếu bạn đang tiết kiệm kinh phí, bạn có thể bỏ qua bước quảng cáo ads bây giờ.
Bước 7. Kiếm tiền từ blog của bạn
Trên thực tế, rất nhiều người đã thương mại hóa dự án cá nhân này sau khi họ đã có một blog WordPress thành công. Một vài ví dụ kinh doanh kết hợp với blogging bao gồm drop-shipping, xây dựng một site e-commerce, giảng dạy online, bán website trên Flippa, bán ảnh stock, hoặc bán sách ebook. Blogging có thể bắt đầu tất cả mô hình kinh doanh này và hơn thế nữa, nó còn là chủ đề yêu thích nhất của bạn là gì. Đúng vậy, hãy xây dựng nền tảng cho sở thích của bạn, đó là điểm quan trọng nhất?
Ví dụ, hãy nhìn qua trường hợp Tomas L (Tiếng Anh). Anh ta đã xây dựng nên đế chế kinh doanh trị giá 5 con số sau khi tạo blog thành công và bắt đầu tấn công vào thị trường ngách, kiếm tiền từ nó bằng các ưu đãi nhỏ, sau đó bán nó lại để có khoảng tiền lớn.
Vậy chúng tôi tổng hợp lại 5 cách để bạn kiếm tiền từ blog của bạn:
- Quảng cáo: Bằng quảng cáo thông thường và từ nhà tài trợ. Bạn có thể chọn ads liên quan đến độc giả hoặc liên quan mật thiết đến chủ đề bạn viết. Đừng quên xem thử Google Adsense để thiết lập quảng cáo.
- Tiếp thị liên kết: Kiếm tiền hoa hồng bằng cách bán sản phẩm của người khác, hoặc nhà bán lẻ khác. Để làm điều này bạn cần có lượng lớn khách truy cập, hãy tạo lập uy tín trước và kèm links nhưng nói rõ bạn sử dụng affiliate link trên trang web.
- Bán hàng điện tử, dịch vụ hoặc sản phẩm vật lý: Tạo và bán ebooks, plugins, apps, webinars, courses, và hơn thế nữa. Bạn còn có thể bán sách, sự kiện, lớp họp, sản phẩm,… Tận dụng các plugin eCommerce, như WooCommerce, để giúp độc giả tìm được sản phẩm, thêm vào giỏ hàng và thanh toán an toàn.
- Sponsored posts – khi blog của bạn bắt đầu tăng traffic bạn sẽ có thể gặp nhiều người muốn đặt quảng cáo trên blog. Những loại quảng cáo này muốn tăng lượng khách hàng sẽ thanh toán cho bạn viết bài quảng bá trên site của bạn.
Dĩ nhiên, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn có một blog có lượng truy cập lớn trước đã, sau đó hãy nghĩ ra mô hình kinh doanh cũng không muộn. Đừng vội vàng kinh doanh ngay từ một blog chưa được ai biết đến. Hãy làm việc vì đam mê, tăng trưởng tự nhiên, và mở rộng mảng kinh doanh trong trong chính blog của bạn. Đây là một con đường dài, tuy nhiên, nó sẽ đảm bảo bạn không chán nản bỏ dỡ giữa chừng.
Làm thế nào chạy Ads trên blog của bạn
Có 2 cách chính để bạn chạy ads trên blog — Google AdSense và trực tiếp bán không gian quảng cáo.
Để kiếm tiền trên blog bằng Google AdSense:
- Bắt đầu đăng ký và lập tài khoản.
- Kết nối AdSense vào blog của bạn và chờ email xác nhận.
- Tạo một ad unite và nhúng code nó vào blog thông qua widget.
Để đọc thêm kỹ về cách thêm AdSense vào blog WordPress của bạn, hãy tham khảo bài viết này.
Làm thế nào để bán ad space đến doanh nghiệp:
- Tạo một bộ media kit thu hút và đưa thông số blog của bạn làm yếu tố chính.
- Email nó tới các nhà quảng cáo tiềm năng. Thông báo cho họ rằng bạn có bán không gian quảng cáo và mời gọi đối tác.
- Quản lý ads bằng Google Ad Manager.
- Hãy giúp đối tác hài lòng bằng cách cung cấp họ báo cáo chính xác trên ad performance và giảm giá cho họ.
Affiliates Program
Bạn không cần phải có sản phẩm mới bán hàng online được. Là một chủ blog, bạn có thể kiếm tiền từ nhà cung cấp bán sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến thị trường ngách đó. Để làm vậy, bạn chỉ cần tham gia vào một chương trình affiliate.
Sau khi đăng ký, bạn sẽ nhận được nhiều tài liệu marketing, như là affiliate banners và links. Hãy trưng bày nó ở một số nơi trên blog hoặc của bạn hoặc kèm vào bài viết. Khi bạn giới thiệu được khách và họ click vào ads của bạn, bạn sẽ nhận được hoa hồng trên lượt bán.
Nếu thị trường ngách của bạn là phát triển web và bạn có bài viết nói về web hosting, bạn có thể đăng ký chương trình Affiliate của TINET.VN.
Chương trình này miễn phí tham gia. Ngoài marketing materials, bạn sẽ có control panel quản lý affiliate, và kiếm ít nhất 60% cho mỗi lượt bán hợp lệ.
Amazon Associates là một lựa chọn phổ biến khác mà blog hoặc các niches khác có thể tận dụng. Có nhiều hệ thống affiliates khác nữa, như CJ Affiliate và ShareASale. Bạn có thể truy cập một nhóm merchant và chọn từ chương trình affiliate phù hợp với blog của bạn nhất.
Viết/Bán eBook
Cho những ai là chuyên gia trong lĩnh vực viết lách, tại sao không viết và bán sách ebook của riêng bạn để kiếm thêm tiền?
Vâng, nó có thể mất thời gian và công sức để lên kế hoạch và viết sách, nhưng nếu bạn có thể dùng blog post làm nền tảng và đi sâu vào một chủ đề bạn đang nghiên cứu thì sao.
Để tạo một ebook, bạn làm theo các bước sau:
- Chọn chủ đề và xây dựng nội dung.
- Chọn loại định dạng ebook — PDF, EPUB, AZW, or MOBI.
- Chọn phần mềm để tạo sách ebook — Calibre, Any eBook Converter, Google Docs, hoặc bất kỳ bộ xử lý văn bản nào.
- Xuất bản sách ebook trên blog hoặc trên các nền tảng như Kindle Direct Publishing, Kobo Writing Life, và eBooks.com.
Để biết thêm toàn bộ hướng dẫn chi tiết cách tạo sách ebook, hãy truy cập vào bài viết này.
Nếu bạn không có thời gian xuất bản, tham gia vào chương trình affiliate. Bằng cách bình luận và giới thiệu người khác đến với ebook của bạn, bạn sẽ nhận hoa hồng cho mỗi lượt bán thành công qua link affiliate
Ebook retailers như là eBooks và Free-Ebooks cũng có chương trình affilite để bạn tham gia miễn phí với hệ thống qua hồng riêng của họ.
Có nhiều blog nổi tiếng như Remez Sasson (Success Consciousness) cũng có affiliate partnership cho ebooks.
Vậy, chắc hẵn bạn đang tự hỏi, nếu tôi đã có blog rồi, làm thế nào để phát triển nó phải không? Hãy xem qua 10 thủ thuật blogging mang lại kết quả thực sự mà chúng tôi đã đúc kết được như sau:
14 thủ thuật blogging mang lại kết quả thực sự, giúp phát triển blog
Bất kể bạn đang làm gì, tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị đầy đủ kiến thức và có kế hoạch lâu dài cho việc đó. Không chỉ nó sẽ giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn, nó còn giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn tổng thể về mức độ tăng trưởng và đích đến của bạn.
Hầu hết các blog đều có người đọc mới thông qua truy cập tự nhiên. Và cách tốt nhất để làm việc này là tạo ra bài viết chất lượng. Vì như bạn đã biết quy tắc vàng: content is king – nội dung là vua.
Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng các thủ thuật sau để đảm bảo bài viết chất lượng của bạn đạt hiệu quả hơn nữa:
1. Học SEO căn bản.
Mặc dù việc tối ưu hóa tìm kiếm khá khó khắn, nhưng đó lại là kỹ năng đầu tiên bạn cần nắm khi tạo blog.
SEO chính xác có thể giúp bạn đạt lợi thế cực lớn đối với đối thủ, để giúp cho nội dung của bạn luôn phù hợp với người đọc và được chú ý đầu tiên.
Đây là những tài liệu để bạn có thể học SEO và áp dụng nó vào blog của bạn:
- 30 thủ thuật SEO tốt nhất.
- Hướng dẫn SEO của Google.
- Những trường hợp thực tế SEO tốt nhất.
2. Nghiên cứu từ khóa.
Lý tưởng nhất là, các bài blog post của bạn đều tập trung vào một hoặc nhiều từ khóa mà mọi người đang tìm nhiều.
Nhập nội dung mà không có từ khóa thì giống như là bắn súng mà không ngắm trong đêm vậy. Có thể bạn bắn trúng ai đó, nhưng chắc không phải đối tượng mục tiêu của bạn đâu.
Hiểu về từ khóa, khối lượng tìm kiếm, nội dung mà đang có thứ hạng cao sẽ giúp bạn biết được ý định tìm kiếm là gì. Khi bạn biết được, chuyện viết blog sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Ví dụ, đây là thông tin traffic của blog hướng dẫn của chúng tôi liên quan đến số lượng từ khóa.
May mắn là, đã có sẵn tool miễn phí giúp bạn thực hiện keyword reserch:
- Cách sử dụng Google Keyword Planner.
- Google Trends (giúp bạn biết được độ phổ biến của từ khóa và chủ đề, và xu hướng của nó).
- Answer the Public (xem các câu hỏi đang được hỏi và những câu trả lời thường gặp).
- KWFinder (công cụ miễn phí giúp bạn tìm khối lượng tìm kiếm và những thống kê hữu ích khác).
3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Blog mới của bạn có thể rất khó để đi đúng hướng. Vì vậy tốt hơn hết là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh xem họ đang có lợi thế nào trước bạn.
Nghiên cứu những blog đang hoạt động hiệu quả trong thị trường ngách của sẽ giúp bạn hình dung được bạn nên viết gì. Đó cũng là ví dụ để giúp bạn đính hướng hoạt động tốt hơn, cũng như có thêm nhiều ý tưởng hơn.
Đầu tiên, lập danh sáchh 5-10 blog hoặc website đang có traffic tốt trong thị trường của bạn. Sau đó, sử dụng những tool như SimilarWeb để xuất báo cáo.
Mặc dù phiên bản miễn phí chỉ cung cấp thống kê có giới hạn, nhưng chỉ vậy bạn có nhìn thấy 5 từ khóa chính và 5 từ khóa được triền cao nhất. Khi bạn đã hoàn tất research, bạn có thể có cái nhìn tốt hơn về loại nội dung blog bạn nên hướng đến.
4. Lập kế hoặch viết bài.
Hãy tạo một file excel đơn giản để lập bảng cho các chủ đề của bạn. Hãy bắt đầu bằng các chủ đề bao quát rồi dần đi vào chi tiết. Nếu bạn chuyên trong một mảng nào đó, hãy ưu tiên nó trước.
Lưu ý là kết quả sẽ không đến ngay lập tức, vì vậy kỷ luật là bạn đồng hành tốt nhất của bạn. Hãy tự đặt deadline cho từng bài viết và giám sát toàn bộ quá trình viết bài.
Hãy tìm điểm cân bằng giữa chất lượng và số lượng. Rồi cứ vậy viết bài theo kế hoạch, hãy chờ một khoảng thời gian rồi hãy xem kết quả.
5. Tạo các nền tảng mạng xã hội.
Xây dựng một cộng đồng online khá quan trọng, đặc biệt nếu bạn tạo blog một mình. Social media platform sẽ giúp việc này đơn giản hơn.
Lợi ích của việc có một trang mạng xã hội là nó sẽ tăng tính tương tác của người dùng. Bạn có thể thông báo mọi người biết về chủ đề mới, kế hoạch của bạn, cập nhật hoặc thậm chí là lấy ý kiến từ mọi người.
Nó cũng là công cụ tốt để làm quen với độc giả. Lỗi thường thấy của nhiều dự án là phớt lờ ý kiến nhu cầu của người đọc.
Nhưng bằng Facebook hoặc Twitter, bạn sẽ nhận được phản hồi từ người đọc ngay lập tức. Ngay khi bạn phát triển, bạn có thể tung nhiều ưu đãi kinh doanh qua kênh này và mở rộng các cơ hội marketing cho bạn.
Tùy vào nội dung bạn sản xuất trên blog, nền tảng mạng xã hội sẽ thu hút thêm người đọc mới hay không. Nó không chỉ giúp bạn giữ chân người đọc cũ, còn giúp họ chia sẽ, lan truyền bài viết của bạn miễn phí. Chỉ có lợi chứ không có hại phải không?
6. Viết guest post.
Sau khi xuất bản bài viết, một công việc khó khăn nhất là khiến nó được chú ý. Một số đối thủ đã tạo blog trước bạn từ lâu và đứng trên top google rồi, nên bạn sẽ rất mất thời gian để chiến thắng họ.
Tuy nhiên, có một cách giúp ích nhiều cho bạn, hãy viết bài cho những người đó.
Guest posting là thủ thuật mà blogger, writer và chủ doanh nghiệp thường làm.
Ý tưởng là xuất bản nội dung có link tới blog của bạntrên một website khcá. Điểm lợi ích của nó bao gồm:
- Tăng SEO nhờ vào link từ website khác
- Tăng ít nhiều traffic trực tiếp/organic đến site của bạn
Nếu bạn muốn thử thủ thuật này, đừng quên xem qua bài viết hướng dẫn guest blogging case của Ahrefs.
7. Thiết lập Google Analytics.
Giám sát traffic là một việc làm quan trọng giúp blog thành công.
Hiểu về khán giả của bạn cũng là một bước sẽ giúp bạn có lợi thế hơn so với đối thủ.
Công cụ thông dụng nhất trong việc thống kê truy cập là Google Analytics. Nó giám sát khách truy cập, hành vi của họ, sở thích của họ và các tương tác trên mạng xã hội.
Và điều tuyệt vời nhất là gì, nó hoàn toàn miễn phí! Mọi website đều có thể dễ dàng hiểu hơn về người đọc của họ..
Nếu bạn đang tạo blog WordPress, hướng dẫn sau của chúng tôi sẽ chỉ bạn cài đặt Goolge Analytics lên blog dễ dàng.
8. Xuất bản nội dung mới lên Google.
Hàng ngàn website mới được tạo mỗi ngày. Và có hàng triệu bài viết mới được xuất bản.
Chính vì vậy có thể Google và các trình tìm kiếm khác sẽ mất thời gian index nội dung mới của bạn. Nhưng có cách để bạn đẩy nhanh tiến trình này!
Thêm bài viết vào Google Search Console sẽ giúp ích cho bạn:
- Giám sát hiệu năng của blog.
- Nhận thông báo lỗi.
- Sử dụng nhiều công cụ kiểm thử.
- Truy cập vào các tài liệu học chuyên sâu.
Và quan trọng nhất, bạn sẽ có thể submit bài blog mới để buộc Google index nó.
9. Xây dựng backlinks.
Nếu bạn muốn đưa bài viết lên đầu kết quả tìm kiếm Google, backlinks là một điều bạn nên nghiêm túc thực hiện.
Trên thực tế, nó là một trong số các yếu tốt xếp hạng quan trọng mà Google đang dùng để đánh giá websites.
Có nhiều blog mới tập trung sản xuất nội dung và cải thiện bài viết cũ, theo thời gian họ sẽ có nhiều bài viết chất lượng trong tay.Và kể cả như vậy, chưa chắc là các bài viết đó thấy được ánh bình minh trên kết quả tìm kiếm của Google nếu không có bất kỳ backlink nào trỏ về bài viết đó.
Vậy, hãy xem qua các bài viết để biết cách xây dựng backlink nhé:
- Bắt đầu xây dựng backlink với Ahrefs
- Làm thế nào để có backlink chất lượng (trường hợp thực tế)
10. Kiên nhẫn là thành công.
Có một điều bạn nên luôn tâm niềm: tạo blog là một khoảng đầu tư dài hạn. Giống với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, khởi đầu bạn sẽ thấy rất ít thành quả.
Và hơn nữa, nếu site mới, Google sẽ hiếm khi nhận ra sự tồn tại của blog của bạn. Nhiều chuyên gia SEO xác nhận rằng blog của bạn cần trải qua một khoảng thời gian nào đó từ khi bạn tạo nội dung, thì Google mới để ý đến (cũng được gọi là Google Sandbox).
Vậy nếu thành công, đừng ngại mất thời gian mà hãy mặc bộ giáp kiên nhẫn lên người. Hy vọng cho điều tốt nhất và không cần chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, hãy viết blog và đưa đam mê bạn vào, chắc chắn bạn sẽ thành công.
11. Thêm CTA (Call to actions) – lời kêu gọi hành động
Đây có thể là lời nói kêu gọi làm bất kì việc gì. Có thể là subscribe đến newsletter vào mailing list của bạn, đọc bài post mới, mua sản phẩm, nâng cấp,….
Từng bài blog sẽ hưởng lợi từ việc có ít nhất một CTA. Kể cả đơn giản như việc kêu gọi đọc giả bình luận trên bài viết.
12. Kiểm tra thời gian tải trang của blog
Bạn sẽ cần lưu ý kiểm tra tình trạng blog của mình load có nhanh hay không. Loads time không chỉ là yếu tố xếp hạng trên trình tìm kiếm mà còn là yếu tố nhanh nhất làm mất độc giả trong trường hợp site không tải được hoặc tải chậm.
Bạn có thể xem thời gian tải blog bằng công cụ như Pingdom hoặc GTmetrix.
Nếu bạn cần tối ưu trang và đẩy nhanh tốc độ, hãy xem kích thước ảnh, cân nhắc sử dụng plugin caching hoặc chọn web hosting nhanh hơn.
13. Bảo trì site của bạn
Hãy luôn giữ site được cập nhật mới nhất, đặc biệt là khi bạn muốn tạo một blog thành công. Nếu như cho người đọc chọn đọc một bài viết trên site có lỗi hay plugin không hoạt động, họ sẽ nhanh chóng chuyển tới một blog hoàn hảo hơn.
Hãy đảm bảo bạn cập nhật CMS software lên bản mới nhất, cũng như plugin và themes. Đừng quên thiết lập khung giờ backup website và kiểm tra link lỗi trên post cũ của bạn. Tối ưu database giữ cho site hoạt động với thông tin mới nhất và chính xác nhất.
14. Kiểm tra chất lượng nội dung
Ngoài việc bảo trì website, bạn còn cần kiểm tra chất lượng nội dung. Nó có thể giúp làm mới bài viết của bạn và cải thiện để giữ cho người đọc, đọc được thông tin tốt nhất và chính xác nhất mọi lúc.
Bạn có thể kết hợp những bài viết giống nhau làm một, cũng như xóa những bài viết bạn không muốn nữa. Thiết lập chuyển hướng 301 hoặc trang lỗi. Bạn cũng đừng quên xóa bỏ những links hỏng.
Các công cụ blogging và tài nguyên hữu dụng
Upload blog post thường xuyên là một công việc nặng nè, đặc biệt khi bạn cần phải tìm hình ảnh, biên tập, phân tích và sắp xếp. Nhưng đừng lo, có nhiều công cụ blogging và tài nguyên hữu dụng để hỗ trợ bạn.
Hình ảnh
Hình ảnh là điều không thể thiếu với mọi blog. Ngoài việc nó hấp dẫn thị giác, nó còn có hiệu quả đáng kể khi nói đến SEO.
Tùy vào nền tảng bạn đang dùng để xây dựng blog bạn có thể thêm tiêu đề, mô tả, tags và alt text vào hình ảnh. Đừng quên thêm các từ khóa để search engine có thể hiểu được.
Nếu bạn có giới hạn về hình ảnh, Unsplash có hàng triệu ảnh chất lượng cao, miễn phí và sẵn sàng để dùng. Hình ảnh phù hợp cho cả cá nhân và thương mại. Không cần đỏi đăng ký hay nâng cấp gì.
Bạn cũng tìm được dịch vụ tương tự với Pixabay và Life of Pix. Bạn có thể xem thử cả ba website này để tìm hình ảnh tương ứng cho blog.
Một điều bất lợi khi dùng ảnh miễn phí là có những website cũng sẽ dùng chúng. Nếu bạn thích sử dụng hình ảnh ít người dùng hơn, cao cấp hơn, vậy nên chọn stock ảnh trong Death to Stock.
Bạn có thể mua gói photo pack cá nhân có giá từ $99 hoặc gói cho mục đích thương mại có giá $299. Hoặc, subscribe vào gói Brand với giá $12/tháng trả hằng năm và 14 ngày miễn phí dùng thử. Bạn cũng sẽ nhận được các gói ảnh hàng tháng và giấy phép dùng cho mọi múc đích.
Tài nguyên về thiết kế
Có một blog đẹp, hấp dẫn sẽ khiến người đọc chú ý kỹ hơn. Nhưng đừng lo, ngày nay bạn không cần phải là chuyên gia thiết kế, hay có khiếu thẩm mỹ để tạo một blog hiện đại và tuyệt đẹp đâu.
Canva
Công cụ thiết kế được khuyên dùng mà còn miễn phí là Canva. Trước khi dùng, hãy truy cập vào trường thiết kế của nó để bạn học các khóa học miễn phí, xem tài liệu hướng dẫn và biết cách thiết kế căn bản về xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.
Trang admin và editor cũng rất thân thiện với người dùng. Nhiều templates khác nhau có sẵn — posters, logos, infographics, websites, social media posts, và nhiều sản phẩm khác nữa. Bạn có thể bắt đầu từ số 0.
Mỗi một yếu tố có thể được tùy chỉnh để trao quyền sáng tạo tuyệt đối, mở ra vô hạn tiềm năng. Bạn cũng có thể dùng Canva bất kỳ đầu và bất kỳ lúc nào miễn là nó có ứng dụng mobile. Các lựa chọn tùy chỉnh sẽ không mắc như phiên bản desktop.
Nếu bạn đã từng dùng Canva, bất kể trên máy tính hay trên thiết bị di động, có trang support page với hoàn tất quá trình.
Gói miễn phí sẽ từ 1GB dung lượng với hàng ngàn templates, ảnh chụp và ảnh đồ họa. Bạn cũng có thể xuất file thiết kế dưới dạng PDF, PNG, và JPG format. Team collobartation cũng có thể được dùng.
Visme
Visme là công cụ thiết kế khác. Nó linh hoạt và giúp bạn tạo những bài viết thu hút trong ít phút, từ inforgraphic, blog banner, social graphic, charts, videos và hơn thế nữa.
Hàng ngàn templates có thể tùy chỉnh, icons và hàng triệu stock photos được cung cấp. Hơn nữa, editor cũng rát trực quan. Visme sử dụng công nghệ kéo thả và granular để điều khiển. Nhúng nội dung bên ngoài và tạo hiệu ứng cho thiết kế cũng được.
Bạn có thể tạo 5 dự án trên gói miễn phí và nhận 100MB dung lượng. Templates thì giới hạn, nhưng bạn có thể download file dưới dạng JPG. Gói Cao cấp sẽ có giá từ $14 đến $25/tháng được tính theo năm nếu bạn cần thêm tài nguyên.
The Noun Project
Đối với icon, Noun Project là nợi tuyệt vời để bắt đầu. Nó có bộ icon lên hơn 2 triệu chiếc. Không cần đăng ký. Chỉ cần gõ loại icon bạn cần là được.
Bạn có thể tải icon trắng đen với Creative Commons license miễn phí. Hoặc, mua icons bạn muốn với giá $2.99 mỗi chiếc, để nhận được royalty-free license.
Pixlr
Pixlr là online photo editor với công nghệ AI, dễ dàng chỉnh sửa và nhanh hơn hẵn. Một ví dụ là AI Cutout nhằm xóa phông và vật thể không mong muốn bằng 1 click.
Platforms có 2 loại editors. Pixlr X là dành cho những ai mới với chỉnh sửa ảnh và có giao diện trực quan, thú vị và chỉnh nhanh.
Đối với chuyên gia, bạn có thể chọn Pixlr E. Nó chuyên nghiệp và có điều hướng mượt mà.
Phiên bản mobile của Pixlr cũng khả dụng để chỉnh ảnh trên điện thoại. Nó có gói miễn phí nhưng giới hạn một phần, chỉ có công cụ chỉnh ảnh cơ bản và quảng cáo. Nâng cấp nó lên gói Premium với giá $3.99/tháng để nhận tính năng cao cấp và không quảng cáo.
PicMonkey
PicMonkey là công cụ chỉnh ảnh premium nhưng có bộ thiết kế. Nó giúp bạn hoàn thiện ảnh, thêm text, thêm filter và hiệu ứng. Mọi thao tác tự động lưu online.
Nó cũng có hàng ngàn sản phẩm thiết kế như đồ họa, font chữ, texture mà bạn có thể dùng để tạo logo, ads, thông báo, infographic và hơn thế nữa. Nếu bạn không muốn tạo nó từ đầu, có nhiều template chỉnh sửa được và bộ canvases mẫu để bắt đầu.
PicMonkey cài được trên iOS và Android, khiến nó dễ truy cập mọi nơi. Công cụ này tính bạn $72/năm với 7 ngày miễn phí dùng thử. Nó có 1GB dung lượng cloud, thư viện font hàng đầu, thêm hiệu ứng premium và các công cụ, template mẫu chất lượng.
Google Docs và Google Calendar
Có thể hơi khó cho cả một đội ngũ quản lý và đóng góp trên 1 blog duy nhất. Bạn sẽ cần sự hỗ trợ của nhiều công cụ hợp tác nhiều người như Google Docs. Sản phẩm này miễn phí và có thể dễ dàng chia sẽ, chỉnh sửa tài liệu.
Thành viên có thể để lại bình luận và đề nghị trong cùng một tài liệu theo thời gian thực. Bạn còn có tính năng phiên bản để xem lại lịch sử chỉnh sửa và kiểm tra ai thực hiện chỉnh sửa. Hơn nữa, nó có chế độ offline dùng được trên iOS/Android để bạn có thể vừa viết vừa di chuyển.
Google Calendar thì lại hữu ích khi tạo lịch biểu và công việc theo mốc thời gian. Bạn có thể đặt deadline hoặc thiết lập lịch chia sẽ nó với teammate của mình. Nó cũng được tích hợp sẵn với Google Meet để thiết lập cuộc họp trong 1 click.
Ứng dụng chụp màn hình
Khi viết bài đánh giá hoặc bài blog hướng dẫn , bạn sẽ có thể cần chụp ảnh màn hình để làm rõ bài viết.
Lightshot
Lightshot là phần mềm miễn phí cho Mac, Windows, Chrome, và những trình duyệt phổ biến khác.
Nó rất trực quan. Bạn có thể chụp màn hình ở mọi kích cỡ với chỉ vài click và copy thẳng vào clipboard để lưu lại. Công cụ này có sẵn editor để chỉnh cơ bản ảnh nữa.
FastStone Screen Capture
Nếu bạn cần công cụ quay man hình, bạn có thể dùng FastStone Screen Capture. Bạn có thể ghi lại các hoạt động trên màn hình với lời nói và chuyển động chuột để lưu lại file nén dưới dạng WMV.
Chụp màn hình có thể lưu dưới 8 định dang, bao gồm PNG, JPEG, PDF, và GIF. Công cụ này cũng cung cấp editor nhiều tính năng annotations, watermarks, áp dụng hiệu ứng và nhiều hơn nữa. Upload file trực tiếp blog của bạn cũng được nữa.
Tuy nhiên, FastStone Screen Capture cũng có 30 ngày miễn phí dùng thử, và lifetime license có giá $19.95.
Snagit
Snagit cũng là giải pháp cao cấp. Nó có tính năng chụp màn hình dạng cuộn bạn có thể dùng để chụp một web page dài theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Công cụ này hỗ trợ quay màn hình, webcam, audio. Bạn có thể cắt clips hoặc biến nó thành GIFs động.
Không chỉ bạn có thể xuất nội từ dụng từ screenshots, nhưng bạn cũng có thể chỉnh sửa text. Thay thế từ, đổi màu sắc, kích cỡ và font mà không phải thiết kế lại hình ảnh.
Tính năng screen capture này và phần mềm record cũng hỗ trợ phần mềm dùng thử 15 ngày và một khoảng phí 1 lần $49.95.
Spell check and grammar
Để thu hút người đọc đọc blog post của bạn, bạn cần cung cấp nội dung đọc được và chất lượng. Nó rất quan trọng nên hãy chắc là bạn không gặp lỗi về ngữ pháp, đánh máy, chính tả. Những câu quá dài và khó hiểu cũng có thể được đơn giản hóa.
Grammarly
Grammarly là một phần mềm hỗ trợ viết phổ biến nhất ngoài kia. Công cụ AI của nó chỉnh sửa mọi lỗi xai và cải thiện phong cách viết của bạn trong ít phút. Grammarly rất đơn giản để dùng, chỉ cần copy và dán đoạn text vào là nó sẽ làm hết tất cả cho bạn.
Từ đơn giản hóa những câu dài đến lỗi thiếu trợ từ, nó có thể giúp bạn tránh những lỗi nhỏ nhất. Không những vậy còn đề nghị cách sửa lỗi. Nó cũng giải thích cho bạn biết d9e63 bạn không phải lỗi này nữa.
Công cụ này cũng có thể được tích hợp với bất kỳ bộ word processor nào, và bạn có thể cài nó lên trình duyệt web để dùng cho email và social media.
Bạn có thể dùng dịch vụ này miễn phí, nhưng nó chỉ kiểm tra ngữ pháp, chính tả, dấu câu. Bằng cách nâng cấp lên gói Premium với giá $11.66/month, bạn viết được một câu rõ ràng, thu hút, truyền tải được nội dung, và còn được kiểm tra xem có đạo văn hay không.
Ginger
Ginger kiểm tra ngữ pháp, chính tả, dấu câu và những đề nghị theo nhiều cách khác nhau bạn có thể thay đổi câu từ. Dự đoán từ cũng popup lên khi bạn viết.
Để có góc nhìn khác, hãy đọc thử và nghe xem nó có xuôi tai không với text reader. Bạn cũng tham gia được vào các bài tập để sửa lỗi cho chính bản thân và cải thiện kỹ năng viết của bạn.
Ngoài ra, Ginger có thể dịch text sáng 40 ngôn ngữ. Nó dùng được trên bàn phím Safari, Chrome, Mac, Windows, iOS, và Android.
Bạn có thể dùng bộ kiểm tra ngữ pháp và spell checker, với proofreader miễn phí. Nhưng có giới hạn 450 từ. Để dùng phần mềm full, bạn sẽ mất $7.49/tháng trả theo năm.
Hemingway Editor
Hemingway Editor là một site tuyệt vời đảm bảo rằn bài viết của bạn đọc được và dễ hiểu.
Phiên bản online của nó kiểm tra trạng từ, câu bị động, và những trạng thái khác, kiểm tra được các câu quá khó đọc. Điểm dễ đọc hay không sẽ hiện ngay bên trên đầu trang.
Phiên bản desktop Premium giá chỉ $19.99. Nó giúp bạn sử dụng Hemingway không cần internet. Bạn cũng có thể xuất bản bài viết thẳng tới Medium và WordPress, hoặc xuất bản nó tới bất kỳ word processors.
Online Correction
OnlineCorrection là công cụ miễn phí khác. Nó hỗ trợ đề nghị chỉnh sửa, hoặc bạn có thể đặt chế độ tự động sửa. Nó còn bao gồm phương ngữ nữa. Tuy nhiên, lưu ý là có giới hạn về số từ.
Làm việc nhóm
Nếu bạn có một nhóm làm việc trên blog, quan trọng là phải tổ chức giao tiếp hiệu quả lẫn nhau.
Slack
Slack là công cụ liên lạc tuyệt vời trên cả web, desktop và di động. Nó hỗ trợ tin nhắn lập tức kể cả cho chat cá nhân và nhóm chat. Tuy nhiên, giao diện có thể mất thời gian làm quen vì có nhiều tùy chỉnh và cấu hình cài đặt.
Qua Slack, bạn có thể chia sẽ nhiều files từ máy tính hoặc Google Drive. Gọi thoại hay gọi video đều được. Thông báo cũng có thể cá nhân hóa dựa trên nhu cầu.
Còn nữa, Slack có thể tích hợpv ới hơn 2000 apps, bao gồm Gmail, Trello, Google Calendar, và Office 365. Data và thông tin được bảo vệ bằng xác thực 2 yếu tố và đăng nhập dựa trên SAML (SSO).
Phiên bản miễn phí có đủ tính năng để giúp bạn bắt đầu, như là channel không giới hạn, gọi cá nhân, chia sẽ file. Nếu bạn cần has thêm dung lượng, group call, security, gói Standard có giá $6.79 một người/tháng.
Asana
Asana là công cụ làm việc nhóm với dashboard đẹp tuyệt vời. Nó hỗ trợ liên lạc theo thời gian thực và nhiều workspaces riêng. Tính năng kéo thả cũng được dùng để điều hướng dễ dàng.
Nền tảng này cũng giúp bạn tạo danh sách to-do và chia tác vụ dưới dạng bảng. Để làm editorial calendar và giám sát tiến trình, bạn có thể dùng Timeline and Calendar. Với chức năng Workload, bạn sẽ quản lý và thấy các tác vụ cửa từng thành viên trong nhóm.
Nó hỗ trợ tích hợp nhiều apps khác nhau như Slack, Office 365, Power Bi, Tableau, và hơn thế nữa. Tự động hóa cũng được dùng để tiết kiệm thời gian bằng cách đơn giản hóa tiến trình và giảm thiể lỗi. Đối với bảo mật, Asana đạt chứng nhận SOC 2 Type II.
Bạn có thể làm với 15 người trên phiên bản miễn phí. Tuy nhiên, để dùng được công cụ báo cáo và quản lý, nâng cấp lên gói Premium với giá chỉ $10.99 per user/tháng với chỉ 30 ngày miễn phí.
Trello
Nếu bạn đang tìm công cụ quản lý dự án với bộ làm việc nhóm online, Trello là giải pháp. Nó dựa trên boards, lists, và task cards với tính năng kéo thả. User interface cũng rất trực quan.
Bạn có thể tạo bảng từ ban đầu hoặc dùng template. Chúng có thể được đặt private, team, organization và public. Hơn nữa, bạn có thể cá nhân hóa hình nền và màu sắc của nó. Team member có thể được mời qua usernames, links, và emails.
Cards có thể được dán nhãn, có checklist, attachement, và ngày hết hạn. Gán thành viên chịu trách nhiệm chỉ qua 1 click. No1 có tích hợp thêm các add-on và power-up. Kết nối Trello tới Google Drive, Slack, Dropbox, cũng không có gì khó.
Phiên bản miễn phí có được dủng không giới hạn personal board, lists và card. Để dùng team board không giới hạn và power-ups không giới hạn, bạn cần đăng ký ít nhất gói Business Class có giá $9.99 một người/tháng.
Online groups
Là blogger, tốt nhất là bạn nên tương tác tối đa với người đọc và follower. Bạn hãy tạo một cộng đồng online cho blog để nhanh chóng tương tác với họ hơn.
Cùng lúc đó, hãy chia sẽ blog và khuyến khích mọi người truy cập vào. Bạn sẽ có thêm hiểu biết về đối tượng mục tiêu của mình.
Facebook Group
Hãy bắt đầu dùng Facebook group. Tới năm 2021 dự đoán sẽ có tới 1.69 tỉ người dùng nền tảng này. Vậy, nếu một group hoạt động sôi nổi và thu hút người khác, nó sẽ hiện lên feed của họ.
Lưu ý là có 3 chế độ privacy trên Facebook group. Bạn sẽ cần đặt nó dưới dạng Public, Private và Visible.
Với Public, bất kỳ ai cũng có thể tham gia và và thấy các bài viết và hoạt động trong group. Group này cũng có thể thu hút độc giả và follower mới. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến điều gì đang xảy ra trong group và đảm bảo rằng các cuộc thảo luận phải liên quan đến niche và blog của bạn.
Nếu bạn chọn Private hay Visible, bạn sẽ cần nhận thành viên thủ công, và chỉ có họ thấy điều gì xảy ra trong group. Cần quản lý nhiều hơn, nhưng group vẫn sẽ hiện lên trên thanh tìm kiếm.
LinkedIn cũng giúp bạn tạo group. Mặc dù nền tảng này không lớn như Facebook, LinkedIn có hơn 690 triệu người dùng và vẫn đang lớn mạnh.
Vì nó là nền tảng chuyên nghiệp, bạn không chỉ nhận được độc giả có kiến thức mà còn công ty trong cùn ngành mong muốn hợp tác với bạn.
Hơn nữa, LinkedIn có công cụ quản lý cộng động. Mỗi tuần, bạn có thể gửi email cập nhật tới thànhv viên. Họ sẽ xem được thông tin hoạt động hằng tuần hoặc hằng ngày của nhóm.
Hay bạn cũng sẽ dùng được tính năng Manager’s Choice, để đăng những bài thảo luận chỉ định lên cùng của nhóm.
Reddit là nơi tuyệt vời để chia sẽ bào blog của bạn. Với hạn 1 tỉ lượt truy cập mỗi tháng, nó có thể tạo traffic đáng kể lên blog của bạn.
Nền tảng này chứa hàng triệu cộng đồng với nhiều chủ đề khác nhau gọi là subreddits. Bất kỳ ai cũng có thể tạo một subreddit miễn là tuân thủ chính sách nội dung.
Là một mod của subreddit, bạn cần lọc các bài viết được phép trên sub. Xóa các nội dung không phù hợp và chặn người dùng khỏi cộng đồng, nếu cần. Còn nữa, bạn cần co1 thể cá nhân hóa giao diện sub.
Tuy nhiên, lưu ý là không giống các mạng xã hội khác, Reddit có hệ thống downvote. Nó rất bất lợi nếu quá nhiều người không thích nội dung của bạn.
Thiết lập lịch media
Một cách tốt để quảng cáo blog post là qua mạng xã hội. Tuy nhiên, có thể hơi quá sức bạn nếu bạn có nhiều tài khoản mạng xã hội chung với blog.
Hootsuite
Hootsuite là giải pháp bạn có thể quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội trong cùng một nơi. Nó giúp bạn lên lịch đăng bài tới đúng kênh và đúng thời gian. Với công cụ này, bạn cũng có thể giám sát các chiến dịch quảng cáo trên social ad và kiểm soát hiệu năng của chúng.
Cũng có gói miễn phí, nhưng nó chỉ giúp bạn quản lý ba mạng xã hội, đặt lịch cho 30 bài viết và tách hợp Hootsuite với app cơ bản.
Nếu bạn có 10 hoặc nhiều hơn tài khoản mạng xã hội, bạn sẽ cần nâng cấp lên một trong các gói premium. Giá từ $19/tháng với 30 ngày dùng thử miễn phí. Bạn có thể xuất bản không giới hạn bài viết và xem báo cáo hiệu năng để hiểu thêm insights.
Buffer
Buffer là một giải pháp khác. Bạn cần tạo nội dung trên nhiều mạng xã hội khác nhau và xuất bản chúng từ một giao diện quản trị duy nhất, và có thể xem qua dòng thời gian trên lịch.
Công cụ này hữu dụng làm marketing Instagram. Bạn có thể đính kèm bình luận đầu tiên và trong khi thiết lập post bài, và có thể tăng traffic lên blog từ Instgram bio. Bộ nhắc nhở cũng hiện lên khi đã đến lúc xuất bản.
Mặc dù nó không có phiên bản freemium, nhưng bạn có thể thử dùng trong 14 ngày. Không cần nhập credit card. Gói cơ bản sẽ có giá $12/tháng được tính theo năm. Với gói này, bạn có thể quản lý tám mạng xã hội và thiết lập thời gian post bài cho 100 bài viết.
Tập trung
Viết blog là một công việc tẻ nhạt nếu phải làm trong thời gian dài. Bạn có thể bị lơ đãng khỏi kế hoặc đăng bài vì nhiều yếu tố gây xao nhãng khác nhau. Đừng lo, những công cụ sau sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian triệt để.
E.gg Timer
E.gg Timer là countdown timer miễn phí và trực quan sẵn sàng giúp bạn quản lý thời gian viết blog.
Khi viết blog, điều quan trọng nhất là bạn phải nghĩ ngơi hiệu quả. Công cụ này thiết lập bộ đếm thời gian tối ưu sãn9 , như công thức một giờ của hệ thống Pomodoro, giờ buối sáng, vân vân. Các tùy chọn khác là loại báo động, âm lượng, ô pop up.
Toggl
Đối với việc quản lý thời gian hiệu quả và công cụ tăng xuất, Toggle là lựa chọn tuyệt vời. Nó không chỉ giám sát thời gian, mà còn có thể được dùng như thời gian biểu.
Với lựa chọn miễn phí, bạn có thể đặt timer bang82 một click, sửa reminder và tích hợp Toggl với hơn 100 ứng dung online, bao gồm calendar. Nó có hệ thống báo cáo giúp bạn xuất bản tracking data ra PDF, Excel và CSV files.
Có dashboard dự án nữa để bạn tạo dự án và giám sát tiến trình dự án theo timeline. Điều tuyệt vời nhất là, ngoài desktop, Toggle cũng khả dụng cho iOS, Android và Chrome.
Vậy, vì sao cần biết cách tạo blog?
Blogging là một hoạt động có ích không chỉ để giúp bạn nâng cao kỹ năng viết, marketing, lập trình và quản lý dự án, nó thậm chí giúp bạn xây dựng cộng động online để kết nối công việc kinh doanh của bạn. Đặc biệt là một nơi để bạn bày tỏ chính kiến bản thân, thể hiện cái tôi của mình.
Bạn có thể cải thiện kỹ năng viết bài blog của mình, cải thiện việc lập trình web, quản lý nội dung, quản lý thời gian trong suốt quá trình xây dựng blog.
Nếu là một freelancer hay lập trình viên, các kỹ năng này cho bạn nhiều kinh nghiệm, có thêm khách hàng và được đánh giá cao hơn. Blogging cũng là một trong các chiến lược marketing lâu dài mà không bị lỗi thời, có thể phát triển song song với mạng xã hội!
Một blog là một kênh đặc biệt, định hướng tính độc đáo và sáng tạo của bạn trong quá trình xây dựng cộng đồng người dùng. Hơn nữa, nó có thể tạo ra thu nhập, kiếm tiền bằng cách cho hiển thị quảng cáo hoặc affiliate marketing. Một bài viết có thể cũng là danh mục sản phẩm của bạn nếu bạn muốn tập trung vào sự nghiệp freelance writing.
Vậy, blogging không chỉ giúp blogger phát triển kỹ năng cá nhân, phát triển bản thân. Nó còn mở ra nhiều cơ hội nữa.
Khi bạn bắt đầu điều gì mới, câu hỏi đầu tiên bạn nên đặt ra là. Tại sao?
Sau khi tìm được các câu trả lời vì sao bạn muốn tạo blog, toàn bộ quá trình sẽ thực sự là một trải nghiệm thú vị. Bạn sẽ thích thú quá trình học hỏi thêm này hơn bất kỳ môn học nào khác. Đây là những điểm lý giải vì sao bạn cần biết cách tạo blog:
- Tham gia vào một thị trường ngách mà kiến thức của bạn có liên quan mật thiết. Còn gì tốt hơn việc bạn có thể vừa học vừa tạo ra những bài viết blog chất lượng liên quan đến đúng sở trường của bạn phải không. Trong quá trình này, bạn còn nhận được thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp bạn định hướng tương lai. Ai biết được, mai này blog của bạn sẽ mở ra hàng loạt ý tưởng kinh doanh vĩ đại.
- Là nơi để bạn bày tỏ chính kiến. Có bao giờ bạn cứ thấy ý tưởng đến rồi đi như một cơn gió chưa? Nếu có, thì đừng chần chừ mà hãy giữ lại nó, chăm sóc nó và tạo nội dung từ nó. Hãy chia sẽ cách nhìn của bạn đến với toàn thế giới! Đó cũng là cách triển khai mở rộng ý tưởng nhanh nhất có thể
- Xây dựng một luồng truy cập nhất định. Rất nhiều dự án mới gặp khó khăn trong việc tìm độc giả và trình bày sản phẩm của họ. Điều này gây khó khăn cho việc tăng trưởng rất nhiều. Nhưng với một trang blog, bạn có thể tạo ra một luồng traffic giá trị có thể chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng bất kỳ lúc nào!
- Cơ hội mới rồi sẽ đến. Ban đầu hành trình này có thể hơi khó khăn, nhưng nếu blog của bạn bắt đầu phát triển, bạn sẽ gặp thêm nhiều cơ hội mới. Vì bạn đã tự xây dựng được thương hiệu online của riêng mình, càng nhiều người sẽ tham gia và vòng tròn xã hội của bạn. Và bạn sẽ đến lúc trở thành trung tâm, chuyên gia của thị trường ngách đó!
- Cho thế giới thấy bạn đang làm gì. Kể cả với công nghệ ngày nay, chữ viết chưa bao giờ mất đi sức mạnh bất di bất dịch của nó. Nó có khả năng lan truyền cực lớn và thể hiện chính bạn nhiều hơn bất kỳ loại hình truyền thông nào. Nếu bạn đang có một dự án riêng, tạo một blog có thể là cách tốt nhất để thể hiện thành quả của bạn đến với thế giới. Bằng sức mạnh của internet, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận bạn ngay lập tức!
- Trở thành một nhà gây ảnh hưởng lớn kế tiếp. Mỗi bài viết mới sẽ là một bước giúp bạn đi nhanh hơn đến thành công. Nếu bạn là chuyên gia trọng một lĩnh vực nào đó, blogging sẽ giúp bạn khẳng định vị trí trên thị trường. Xây dựng đối tượng độc giả, tạo thêm các mối quan hệ mới và phá bỏ mọi loại rào cản!
- Viết blog cho chính ước mơ của bạn. Không có cách nào hiệu quả hơn là việc làm việc vì đam mê. Mặc dù thường là chúng ta sẽ kết thúc vì chúng ta không cố gắng đủ. Nhưng nếu bạn đủ kiên nhẫn và đam mê cho công việc bạn đang làm, thì chắc chắn bạn sẽ thành công. Tạo blog là một cách tốt nhất để xây dựng một môi trường hoàn hảo để bạn tự rèn luyên bản thân, và tăng sức mạnh cho đam mê của bạn!
Nhiều năm trước, blogging không được xem trọng. Nhưng theo thời gian, nhiều người đã biến blog của họ thành một việc kinh doanh nghiêm túc và lâu dài.
Nếu tự do là những gì bạn đang hướng đến, vậy hãy “đặt viên gạch đầu tiên” cho hành trình này bằng việc tạo blog cho riêng mình. Đó sẽ là viên gạch mà sau này nhiều năm nhìn lại, bạn sẽ thấy nó là điểm khởi đầu của tất cả.
Niche là gì?
Niche là thị trường ngách, có thể hiểu đó là một ngành nhỏ phục vụ tập trung một đối tượng tiêu dùng nhất định.
Hầu như khi bạn tìm kiếm bất kỳ thứ gì trên internet và có được giải pháp cho vấn đề đó. Thị trường ngách là thị trường giải quyết vấn đề đó của người tìm kiếm. Họ có thể tìm về bất kỳ chủ đề nào, ví dụ như muốn tìm hiểu về xu hướng thời trang, họ theo dõi một blog thời trang. Nếu đang tìm kiếm nhạc không lời cổ điển để nghe, họ sẽ theo dõi blog viết về những nhà soạn nhạc vĩ đại. Vậy niche của blog bạn là gì?
Niche của bạn có thể viết về một chủ đề mà bạn hiểu sâu và nội dung bài viết tập trung tới. Ví dụ, nếu bạn quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, bạn có thể viết về làm thế nào để sống không tạo ra rác thải, hoặc hạn chế tối đa việc đó, làm thế nào sử dụng các năng lượng sạch.
Tóm lại là, viết blog cho một niche cần một sự cụ thể nhất định. Tùy vào sở thích của bạn, bạn sẽ chọn viết đánh giá phim ảnh, hay tập trung viết về các công nghệ sản xuất phim.
Làm thế nào để chọn một niche?
Chọn đúng niche có thể mất khá nhiều thời gian, những hoàn toàn không phức tạp gì.
Đầy là các bước bạn cần tìm hiểu để chọn được niche:
- Tìm hiểu bạn thích gì và đam mê điều gì. Nó có thể là về công việc, sở thích hoặc đời sống hằng ngay. Làm vườn chẳng hạn.
- Nghiên cứu đối thủ. Hãy tìm kiếm các blog viết về chủ đề này trước. Xem xem thị trường này có tiềm năng hay không và có không gian để bạn phát triển hay không. Lưu ý các loại nội dung họ xuất bản, như thuật ngữ, thủ thuật, dự án.
- Hãy cụ thể. Làm vườn là một chủ đề quá rộng. Bạn sẽ tìm thấy khá nhiều blog mạnh và lâu đời đã làm trong mảng này. Hãy thu hẹp lại như trồng rau hữu cơ cho người mới bắt đầu, hay dạy trẻ làm vườn để bắt đầu sẽ hiệu quả hơn.
- Nghiên cứu xem niche đó có khả năng sinh lợi không. Kiểm tra trên AdWords sản phẩm liên quan đến niche của bạn và xem blog đối thủ có bán quảng cáo hay không.
- Chọn điều gì đó bạn biết và yêu thích. Người đọc thích đọc những gì người khác bỏ đam mê vào và truyền cảm hứng được. Nếu bạn không sẵn sàng bỏ thời gian ra để viết và thể hiện sự quan tâm của mình nhất định, vậy niche đó không dành cho bạn..
- Tìm lỗ hổng của thị trường. Hãy nghĩ blog bạn đọc đang đọc là gì nó thiếu thứ gì. Sau đó nếu bạn thích, hãy viết về điều đó để lấp lỗ hổng đó hoặc tận dụng lợi thế đó.
Làm thế nào để nghiên cứu từ khóa khi blogging
Nghiên cứu từ khóa là tiến trình cực kỳ quan trọng khi bạn quản lý blog vì đó là bước cơ bản của SEO. Bài viết blog của bạn có xếp hạng cao hay không phụ thuộc vào chất lượng và từ khóa nó nhắm đến.
Đầu tiên bạn cần làm là làm quen với thị trường niche của bạn. Tham gia các cộng đồng online và đọc nhiều blog nhất có thể về chủ đề của bạn. Bạn sẽ tìm thấy điểm chung và những vấn đề lặp lại. Liệt kê chúng ra và cùng động não giải quyết nó.
Một cách khác là dùng Google Keyword Planner. Nó miễn phí. Bạn chỉ cần có tài khoản Google AdWords. Công cụ này sẽ đưa cho bạn danh sách các từ khóa và ý tưởng dựa trên thị trường của bạn.
Nhưng bạn cũng có thể dùng các tool premium nữa, như Ahrefs Keyword Explorer và SEMrush Keyword Research, nếu bạn cần một công cụ phân tích từ khóa toàn diện và chuyên sâu. Những tool này có hằng trăm đề nghị về từ khóa cũng như độ biến của từ khóa và các chỉ số SEO khác.
Viết blog ở đâu là tốt nhất
Để chọn một nơi viết blog tốt nhất cũng không dễ vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc này. Bạn sẽ cần hiểu kỹ năng của mình đến đâu, thời gian bạn có thể đầu tư để xây dựng và quản lý blog là bao lâu.
Nền tảng viết blog sẽ có tính năng hỗ trợ cho mục tiêu của bạn. Và tùy nền tảng bạn sẽ có mức độ tự do phát triển khác nhau, chi phí vận hành cũng sẽ khác. Bên dưới là một số nơi để bạn cân nhắc chọn viết blog
WordPress.org
Đối với những ai có một ít kiến thức kỹ thuật hay một chút kinh phí, có thể chọn hệ thống quản trị nội dung (CMS). WordPress.org là một CMS phổ biến nhất và miễn phí sử dụng. Bạn chỉ cần mua thêm tên miền riêng và web hosting để chứa dữ liệu WordPress.
Đường cong học tập của nền tảng này cũng hơi cao. Nó có thể mất thời gian ban đầu để bạn làm quen trước khi xuất bản bài blog đầu tiên. Tuy nhiên, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều tài nguyên trên internet để giúp bạn tạo blog WordPress từ không biết gì đến khi thành công.
Với WordPress, bạn có thể tùy chỉnh giao diện bằng theme miễn phí hay theme trả phí, tùy chỉnh bằng editor trực tiếp của nó. Đối với bài post và page, editor Gutenberg rất hiện đại và có nhiều tính năng tiện dụng hỗ trợ viết bài cực dễ.
Plugins cũng có rất nhiều nếu bạn muốn thêm nhiều tính năng vào blog hoặc cần công cụ mới cho SEO bảo mật và quản lý blog. Bạn có thể kiếm tiền từ blog của bạn cũng như bạn có toàn quyền điều khiển nó.
WordPress.com
WordPress.com, mặt khác, là phiên bản WordPress bạn không phải mua thêm host bên ngoài. Phiên bản miễn phí của nền tảng này cũng có đủ tài nguyên để giúp bạn bắt đầu viết blog trên một subdomain của nó.
Nó có thư viện riêng để bạn tùy chỉnh và một số theme responsive. Với block editor để giúp bạn chỉnh sửa theo thời gian thực, bạn có thể thiết lập blog nhanh chóng. Bạn cũng không cần kiến thức kỹ thuật để sử dụng.
Bạn có thể quản lý blog khi di chuyển bằng app WordPress trên iOS và Android
Để nhận thêm dung lượng riêng, domain custom, các option kiếm tiền, email và hỗ trợ chat, bạn sẽ cần nâng cấp gói cước. Gói Personal tốn $4/tháng thanh toán theo năm. Nếu cần cài plugin, bạn sẽ cần mua gói Business với phí $25/thnag1.
Medium
Nếu bạn chỉ thích tập trung viết blog mà không muốn quan tâm đến việc xây dựng hay thiết kế hình ảnh, giao diện của blog. Vậy Medium là dành cho những blogger như bạn. Bạn có thể post bài và tiếp cận đến gần 100 triệu người dùng hằng tháng của nền tảng này.
Medium miễn phí và trực quan. Bạn có thể viết blog và đăng bài blog chỉ trong vài phút. Vì giao diện tối giản và gọn gàng của nó, bạn chỉ việc tập trung vào nội dung. Bài viết sẽ có khả năng xếp hạng cao trên trang tìm kiếm vì Medium có domain authority lên tới 96.
Kiếm tiền trên nền tảng blog này cũng được qua chương trình Medium Partner Program. Bài viết của bạn sẽ được giới thiệu tới người đọc nếu nội dung vượt qua đợt kiểm tra chất lượng của ban biên tập Medium. Bạn sẽ được thanh toán dựa trên số lượng người đọc và tiền sẽ gửi vào tài khoản bạn hằng tháng.
Tumblr
Và còn có Tumblr, nền tảng blog phổ biến các đối tượng trẻ. Nó hỗ trợ nội dung tương tác cao và hơi giống mạng xã hội. Mọi người có thể theo dõi blog của nhau, và nhờ vậy bạn có thể xây dựng cộng động của nhiều niche khác nhau cho riêng mình.
Đăng ký viết blog trên Tumblr miễn phí, và sử dụng Tumblr subdomain. Chuyển đối giữa giao diện quản lý và giao diện người dùng hơi khó ban đầu.
Bạn có thể upload nhiều loại thông tin cho bài viết, hiện tại là 7 loại – texts, trích dẫn, links, chats, ảnh, videos và audio. Hơn nữa, chúng rất thu hút. Người khác có thể bình luận, thích, reblog, và chia sẽ blog của bạn. Nó còn cho phép đặt hashtag vào nội dung.
Theme của blog cũng tùy chỉnh được. Bạn có thể chọn theme bạn thích từ thư viện của Tumblr. Tuy nhiên, có giới hạn về số lượng bạn có thể chỉnh. theme of your blog is customizable as well.
Blogger
Blogger là một nền tảng viết blog đơn giản đã trên thị trường rất lâu. Nó hoàn toàn miễn phí miễn là bạn có tài khoản Gmail. Bạn cũng không phải lo về hosting, vì bạn sẽ dùng subdomain của Blogger.
Giao diện admin của Blogger rất thân thiện với người mới và bạn có thể thiết lập blog trong vài click. Bạn có thể cài mẫu blog, thêm widgets, upload media, xuất bản bài viết. Tất cả các thao tác này trực quan và nhanh. Google AdSense cũng có thể tích hợp vào blogger để bạn kiếm tiền ngay lập tức. Ngoài ra, có báo cáo thống kê cho blog của bạn, nhờ vậy bạn có thể kiểm tra mức độ phổ biến và các thông tin quan trọng của blog.
Làm thế nào để học làm blog WordPress?
Bạn có thể học và hiểu thêm về nền tảng này bằng các nguồn tài nguyên online. Bắt đầu từ trang support page của WordPress. Nó có đủ loại tài liệu bạn có thể cần, từ bắt đầu, cài đặt, tùy chỉnh đến vận hành website/blog của bạn.
Bạn cũng có thể tìm thấy những bài viết kiến thức về WordPress nữa. Ví dụ như Hướng Dẫn của Hostinge, HostingWiki, rất nhiều bài về thuật ngữ và hướng dẫn chi tiết, cặn kẽ liên quan đến CMS này.
Nếu bạn cần xem những bài dạng video, bạn cũng sẽ tìm thấy video WordPress rất nhiều trên các nền tảng chia sẽ video.
Blogger kiếm tiền như thế nào?
Một trong số các cách kiếm tiền phổ biến nhất của blogger là chạy quảng cáo trên blog của họ. Đặc biệt là thông qua Google AdSense. Nó sử dụng mô hình quảng cáo pay-per-click advertising để bạn nhận được thanh toán dựa trên số lượng người click vào banner của bạn.
Bạn cũng có thể bán ad space trực tiếp tới doanh nghiệp bán sản phẩm liên quan đến thị trường ngách của bạn. Tùy vào hợp đồng, bạn sẽ kiếm tiền trên blog dựa trên lượt click, lượt truy cập hay lượt giao dịch.
Đối với nhưng ai có tài viết blog, bạn còn có thể cung cấp dịch vụ viết bài, online workshop, hoặc trở thành freelance writer. Hãy biết blog của bạn thành online porftolio tốt nhất.
Dựa vào chuyên ngành kỹ năng của bạn, bạn có thể bán sản phẩm số nữa. Loại sản phẩm phổ biến nhất là ảnh in và sản phẩm tải về. Nó có thể là file nhạc, nghệ thuật, ảnh, phần mềm,…
Nếu bạn không có sản phẩm riêng, bạn có thể cung cấp và quảng bá sản phẩm của người khác bằng cách tham gia vào các chương trình tiếp thị liên kết. Hay bạn cũng có thể viết nội dung sponsor.
Tôi có đổi được tên blog về sau không?
Có chứ. Nhưng đổi tên blog sẽ có một số hậu quả, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ trước khi đổi tên.
Đây là một số trường hợp khi bạn cần đổi tên blog:
- Tên blog hiện tại gây hiểu lầm hay không đủ hay với độc giả.
- Blog name và URL không đồng nhất.
- Bạn đang đổi blog niche.
Các bất tiện khi đổi tên blog là:
- Nó có thể gây rối cho người đọc lâu năm, bạn sẽ mất đi nhận diện thương hiệu cũ.
- Những website link đến blog của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
- Bạn sẽ cần thiết lập chuyển hướng 301.
Nếu thực sự cần thiết và bạn muốn đổi tên blog, bạn có thể tham khảo bài hướng dẫn chi tiết của chúng tôi tại đây.
Web Hosting là gì?
Để xuất bản blog và truy cập được từ người dùng internet, bạn cần có một web hosting. Đây là không gian online giúp bạn chứa dữ liệu blog, bạn thuê không gian này từ một nhà cung cấp web host.
Những công ty như TINET.VN cung cấp dịch vụ này để bạn sử dụng theo nhu cầu. Không gian lưu trữ sẽ tùy vào loại hosting bạn đăng ký. Tại TINET.VN, chúng tôi có các gói hosting Shared, VPS, Cloud, và WordPress.
Xem thêm bài viết này để hiểu rõ khái niệm của web hosting.
Mua web hosting ngay với TINET.VN hôm nay. 30 ngày đảm bảo hoàn phí!
Guest Post là gì? Và làm thế nào để nhận guest blog post?
Guest blogging là thuật ngữ chỉ khi bạn viết bài cho một ai đó trên website của họ, liên kết link tới blog của bạn. Nó giúp bạn có cơ hội để giới thiệu cho mộ nhóm người đọc khác về bạn để mở rộng đối tượng độc giả. Hơn nữa, đây là mộ chiến lược thiết lập linking bên ngoài hiệu quả.
Làm thế nào để guest post?
- Nghiên cứu. Tìm hiểu các blog ảnh hưởng và authors trong thị trường của bạn. Liệt kê họ ra. Ghi chú nội dung của. Kiểm tra các điều khoản guest post. Hãy xem họ có phong cách, giọng điệu nhiêu thứ nào.
- Bắt đầu kết nối. Hãy bình luận trước trên các bài viết, chia sẽ nội dung của họ, subscribe vào newsletter và theo dõi người viết trên social media. Hãy biến bạn trở thành một phần của nhóm độc giả và cung cấp giá trị thực tế.
- Yêu cầu được viết guest post. Đừng ngỏ lời không. Hãy gửi một bản nháp bài viết liên quan đến blog niche của bạn.
- Cung cấp nội dung chất lượng cao. Khi bạn được bật đèn xanh, hãy đảm bảo bài viết của bạn có giá trị. Hãy fortmat nó như chin1h khi bạn viết blog, thêm internal link trong website của đích và link về blog của bạn. Thêm lời kêu gọi hành động cho việc bình luận nếu cần thiết.
- Follow up. Sau khi bài viết được xuất bản, bạn có thể thường xuyên theo dõi nó để giữ liên lạc, trả lời bình luận hoặc gửi thêm bày guest post khác.
Traffic bao nhiêu là đủ để trở thành một nhà sponsor?
Không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này. Kể cả khi bạn có ít hơn 1000 visitors bạn cẫn có thể đặt sponsorship. Miễn là blog của bạn đang trên đà phát triển và bạn đang nghiêm túc quản lý nó.
Here are some tips to get a sponsor for your blog:
- Có một bộ media kit được thiết kế tốt. Media kit là bộ sản phẩm hướng dẫn truyền thông có thể bao gồm giới thiệu về bạn blog của bạn và tầm nhìn của nó. Đừng quên viết thông tin liên hệ, số liệu tương tác xã hội, số liệu visitors, pageview, page-rank, và những thống kê quan trọng khác.
- Chủ động tìm sponsors. Trừ khi bạn có nhiều traffic, sẽ không có ai tới tìm bạn trước đâu. Hãy thể hiện việc bạn đang muốn nhận quảng cáo qua blog post.
- Tạo danh sách partnership. Cẩn thận nghiên cứu và tiếp cận sponsor tiềm năng trước khi bạn có thể bắt đầu kết nối tới họ.
- Tham gia vào các hệ thống sponsor. Acorn và TapInfluence là 2 hệ thống mạng bạn có thể dùng. Chỉ cần điền vào profile là bạn sẽ được “match” với các công ty đang muốn hợp tác với bạn.
Bạn có cần học code để biết cách tạo blog?
Thời này, bất kỳ ai cũng có thể tạo dễ dàng. Bạn không cần phải có kiến thức kỹ thuật hoặc học kỹ năng lập trình.
Hiện tại có website builders như Zyro với dashboard thân thiện, hỗ trợ WYSIWYG (bạn thấy gì thì nó sẽ hiện vậy), chức năng kéo thả. Bạn không phải tìm cách tạo blog từ đầu nữa, website builder ngày nay thường có thư hiện thiết kế mẫu để bạn chọn.
Người mới bắt đầu cũng có thể dùng hệ thống quản trị nội dung (CMS) như WordPress để xây dựng blog. Nó có thể mất ít thời gian để làm quen với giao diện và các tính năng. Tuy nhiên, có nhiều thủ thuật, forums và website kiến thức giúp bạn trong quá trình xây dựng.
Còn đối với những ai chỉ muốn đăng nội dung và không muốn làm gì khác về việc dựng blog, họ có thể dùng Medium. Đây là nền tảng nên các biên tập viên, người viết chỉ tập trung duy nhất vào việc sáng tạo nội dung.
Làm thế nào tạo email chuyên nghiệp theo tên blog của bạn
Nếu bạn muốn blogging một cách chuyên nghiệp nhất bạn cần có email chuyên nghiệp theo tên miền. Để làm vậy, bạn cần có tên miền riêng hoặc một web hosting hỗ trợ đặt email theo tên miền.
Bạn sẽ dùng tên miền của blog bạn thay vì các dịch vụ email miễn phí bạn đang dùng. Ví dụ, nó có thể là [email protected], thay vì [email protected]. Bằng cách này, email của bạn sẽ rất khó bị đánh dấu sapm.
TINET.VN có cung cấp dịch vụ email hosting với giá rẻ chỉ từ $0.99. Nó là dịch vụ riêng thay vì web hosting, nếu như blog của bạn đang không dùng web hosting của TINET.VN.
Nếu blog của bạn đang host tại TINET.VN, hãy xem thêm hướng dẫn này hoặc làm theo các bước sau để tạo email chuyên nghiệp:
- Truy cập hPanel, chuyển tới mục Emails, chọn Email Accounts.
- Bên dưới mục Create a New Email Account, gõ tên email và đặt password.
- Nhấn nút Create.
Bạn có thể dùng email chuyên nghiệp này để gửi newsletter và update.
Điều gì làm blog thành công?
Một blog thành công là blog phát triển và có lượng traffic cao.
Liên tục xuất bản nội dung có thể cần đầu tư lớn. Vì vậy, theo thời gian dài, viết những thứ bạn thích và những thứ bạn quan tâm sẽ làm quá trình này đỡ mệt nhọc hơn.
Cũng có những lúc bạn sẽ không nhận được kết quả như mong muốn. Nhưng có một mục tiêu và hướng đi sẽ là động lực giúp bạn tiếp tục.
Khi nói đến nội dung, hãy nhất quan, tập trung vào đúng thị trường ngách của bạn. Bạn không muốn chỉ thu hút người đọc 1 lần thôi phải không.
Hãy đảm bảo là bạn có cung cấp sản phẩm có gị cũng như upload bài viết giàu thông tin, chất lượng và thu hút. Mọi người sẽ quay lại nhiều hơn. Hơn nữa, khi bạn thúc đẩy tương tác, bạn đang xây dựng một cộng đồng xung quanh blog của bạn.
Hãy chú ý tới SEO của bạn nữa. Bạn sẽ cần bài viết có thứ hạng cao trên Google và search engine khác. Nếu một trong số các trang của bạn đạt số 1 trên Google, bạn sẽ tăng lượng click through tới 31.7%.
Giao diện của blog cũng rất quan trọng. Thiết kế blog và bố cục là những gì người đọc chú ý đầu tiên. Họ sẽ muốn khám phá blog của bạn hay không phụ thuộc vào lần đầu này.
Các hoạt động marketing sẽ đóng vai trò khiến blog thành công. Bạn cần tự quảng cáo nội dung, từ tiếp cận độc giả đến đo lường hiệu năng và cải thiện blog.
Vì sao blog thất bại?
Có nhiều lý do vì sao blog sớm thất bại.
- Thiếu đam mê. Thường là, mọi người sẽ mất động lực phát triển blog sau một khoảng thời gian.
- Chọn sai niche. Nó khiến việc tiếp tục và quản lý blog càng khó khăn hơn.
- Chỉ tập trung vào viết và viết.
- Bỏ qua SEO. Và không dành thời gian để tối ưu bài viết để tăng cường traffic.
- Sản xuất nội dung thiếu chất lượng mà không có thông tin hữu dụng. Vì vậy, không có lý do gì để độc giả quay lại
- Quảng cáo sai cách. Việc này có thể là bạn chọn sai đối tượng độc giả và tiếp cận với khách hàng cũ quá nhiều.
- Blog không hỗ trợ di động. Đừng quên là có đến 51.98% lượng truy cập trên internet đến từ mobile user.
Cuối năm 2020, blogger từ U.S sẽ tăng lên 31.7 triệu người. Nên nếu blog của bạn không có mục tiêu và cá tính để phân biệt với đối thủ, nó sẽ sớm muộn bị chôn vùi.
Lời kết
Tạo blog có thể là một việc khó khăn, đặc biệt nếu bạn là người mới làm quen với nền tảng này. Sử dụng các công cụ hướng dẫn như bài viết này để làm nền tảng chỉ dẫn là cách tốt để bạn không bõ lỡ bất kỳ vấn đề quan trọng nào.
Bài hướng dẫn này có toàn bộ hướng dẫn cần thiết để chỉ bạn cách tạo blog WordPress cá nhân. Hơn thế nữa, chúng tôi còn giải thích về tầm quan trọng của WordPress, lợi ích thiết thực của một cộng đồng người dùng rộng lớn và lợi thế đến từ bản chất của mã nguồn mở. Chúng tôi cũng đã cho bạn biết điều gì cần thiết để bạn chọn một hosting phù hợp cho blog WordPress của riêng bạn. Cuối cùng, chúng tôi đơn giản hóa cách tạo blog cá nhân bằng hướng dẫn 7 bước chi tiết. Hãy tạo blog ngay hôm nay, và nuôi dưỡng đứa con tinh thần của bạn. Đừng trì hoãn học cách tạo blog, nó có thể là khởi đầu của tất cả.
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc cách tạo blog WordPress? Muốn chia sẽ bất kỳ điều gì? Có câu chuyện thành công nào về WordPress muốn chia sẽ? Hãy để lại bình luận của bạn bên dưới nhé!
Write a Comment
You must be logged in to post a comment.