Hướng dẫn tạo website e-learning – dạy học trực tuyến
Trong vài năm qua, nền tảng học trực tuyến đã tăng lên đáng kể; trong khảo sát của Coursera gần đây, họ phát hiện ra rằng các khóa học online cung cấp kiến thức thực tế hơn, đồng thời phát triển các kỹ năng hàng ngày về lĩnh vực nào đó hiệu quả hơn so với giáo dục truyền thống.
Điều này giúp gia tăng uy tín của các khóa học online vì các nhà tuyển dụng cũng bắt đầu công nhận các chứng chỉ online. Do đó, đây là cách tuyệt vời để chia sẻ các kỹ năng của bạn đến cộng đồng. Bạn cũng có thể kiếm tiền từ các nền tảng này nên đây cũng là điểm cộng lớn. Vậy làm thế nào để tạo website elearning để mọi người có thể học trực tuyến? Nào, cùng tìm hiểu nhé.
1. Đăng ký thương hiệu trên mạng
Trước khi bắt đầu tạo site học trực tuyến, bạn cần một cái tên. Hơn nữa, tên miền cần phải đăng ký được. Dưới đây là vài gợi ý về cách tạo tên miền rất hữu ích cho nền tảng của bạn:
- Hãy tìm ý tưởng cho tên sao cho nó thể hiện được lĩnh vực cũng như sở thích của bạn
- Kiểm tra tính khả dụng của tên miền bằng trình kiểm tra tên miền
- Tên miền .com TLD thích hợp hơn các tùy chọn còn lại
- Cố gắng giữ cho tên thật ngắn gọn, đảm bảo dễ nhớ
- Tránh sử dụng ký hiệu và số, và sao cho tên nghe phổ biến
Khi đã có tên miền khả dụng rồi, bạn cần nền tảng hosting để lưu trữ trang web. TINET.VN được xây dựng thân thiện với người dùng, cùng các gói mở rộng tính năng có thể giúp bạn bắt đầu việc tạo dựng website học trực tuyến. Để bắt đầu, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng gói Hosting Cao Cấp cho trang web vừa và nhỏ.
2. Chuẩn bị các mảnh cần thiết để tạo site dạy học trực tuyến
Khi sử dụng WordPress, chúng ta có sẵn lợi thế bổ sung là thư viện plugin khổng lồ, có thể làm bất cứ điều gì bạn cần, từ xây dựng trang web đến quản lý thư viện video. Hơn nữa, WordPress rất thân thiện với người dùng, không đòi hỏi nhiều bí quyết công nghệ.
Dưới đây là một số plugin đáng tin cậy và hữu ích khi dùng WordPress:
Tutor LMS
Plugin này là cốt lõi của trang web – là hệ thống quản lý học tập hoàn chỉnh, xử lý mọi thứ liên quan đến học trực tuyến trên trang. Dù là hệ thống mới, Tutor LMS thu hút nhiều sự chú ý gần đây do sở hữu thư viện tính năng khổng lồ, miễn phí lẫn trả phí.
Bạn có thể vượt ra khỏi giới hạn của việc tạo trang elearning bằng cách dùng phiên bản plugin miễn phí với các tính năng cao cấp – chính là khoản đầu tư tuyệt vời đưa LMS của bạn lên tầm cao mới.
Khi mua xong, file plugin sẽ nằm trong Themeum Dashboard.
Ngay sau khi file “.zip” được tải lên hoàn tất, hãy đến WordPress admin panel và truy cập Plugins -> Add New, sau đó nhấp vào Upload Plugin và chọn file vừa tải xuống.
Cài đặt và kích hoạt file. Bạn cần phiên bản Tutor LMS miễn phí để đảm bảo đầy đủ chức năng. Trên trường Search plugins, nhập “Tutor LMS” để tìm Tutor Free, sau đó cài đặt và kích hoạt. Hiện tại, chúng tôi đã thêm phiên bản Tutor LMS cao cấp vào trang.
WooCommerce
WordPress có sẵn cho người dùng nhiều loại hệ thống có thể kiếm tiền. Phổ biến nhất trong số đó có lẽ là WooCommerce. WooCommerce là plugin thương mại điện tử cực dễ sử dụng, giúp kiếm tiền dễ dàng. Hơn nữa, điều may mắn là nó hoàn toàn miễn phí.
Với nhiều năm kinh nghiệm, WooCommerce cho phép bạn quản lý những người đã mua khóa học online. Nó là công cụ cần có khi bạn tạo website học trực tuyến.
Video Hosting
Trong quá trình tạo khóa học trực tuyến, bạn cần nơi lưu trữ và phân phối nội dung video cao cấp của mình một cách an toàn. Việc sở hữu nền tảng an toàn rất quan trọng nếu bạn muốn kiểm soát liệu ai thực sự được truy cập vào nội dung của mình.
vooPlayer
VooPlayer là nền tảng lưu trữ video cao cấp, chuyên phân phối nội dung video đến người đăng ký một cách an toàn. Để sử dụng VooPlayer, chỉ cần truy cập trang web và chọn gói phù hợp với bạn. Sau khi mua xong, bạn có thể tải nội dung video lên trang web VooPlayer an toàn. Chúng ta sẽ xem xét cách thêm các mục này vào khóa học của bạn một lát nữa.
YouTube
Nếu bạn không định kiếm tiền từ nội dung của khóa học, các tùy chọn như YouTube vẫn truy cập được. Chỉ cần tạo tài khoản và tải nội dung video lên YouTube, bạn sẽ thấy hiệu quả. Bạn có thể thêm các đoạn video này vào khóa học sau đó.
Themes
WordPress themes cho phép bạn thêm các giao diện độc đáo vào nền tảng LMS ngoài theme mặc định. Có hàng tấn theme dựa trên nền tảng LMS, một số trả phí, một số miễn phí. Nhưng có lẽ không có theme nào có thể tích hợp với Tutor Pro tốt như Edumax của nó.
Edumax
Edumax là theme hỗ trợ tất cả các tính năng độc đáo mà Tutor LMS có như dashboard analytics, tạo khóa học trực tuyến front-end, v.v. Để có Edumax, trước tiên bạn phải truy cập trang và hoàn tất mua giống như mua Tutor Pro, đồng thời theme file phải sẵn sàng để tải xuống trong Themeum Dashboard.
Bạn sẽ được nhắc tải xuống file .zip như trước đó. Sau đó, bạn có thể truy cập WordPress admin panel và điều hướng đến Themes -> Add New -> Upload Theme. Tiếp theo, tải lên file .zip bạn vừa download, cài đặt và kích hoạt theme.
3. Tạo khóa học trực tuyến
Chúng ta đã thiết lập nhiều thứ để khởi tạo khóa học online, giờ hãy tiến hành tạo nội dung. Tutor LMS Pro cung cấp hai hình thức khác nhau để tạo khóa học. Mỗi loại có các tính năng riêng và hấp dẫn với hai kiểu người dạy.
Trình xây dựng khóa học back-end
Trình xây dựng khóa học back-end có thể tìm trong WordPress back-end admin panel. Để thêm khóa học mới, chỉ cần điều hướng đến Tutor LMS Pro -> Courses -> Add New và bạn sẽ được chào đón với trang tạo khóa học. Một trong những phần hay nhất của Tutor LMS là toàn bộ khóa học có thể được tạo từ một trang duy nhất này, bất kể quy mô khóa học và thời lượng nội dung.
Từ đây, bạn có thể bắt đầu thêm nội dung khóa học gồm Title (Tiêu đề), Description (Mô tả), Tags và Featured Images (Ảnh đặc trưng). Nếu muốn giới hạn số lượng sinh viên, bạn có thể sử dụng mục Maximum Students (Giới hạn sinh viên). Bạn cũng có thể thiết lập Difficulty Level (Độ khó) cho khóa học.
Nếu khóa học trực tuyến chứa file đính kèm riêng như worksheets và tài liệu thực hành, bạn có thể đính kèm chúng vào mục Attachments. File này sẽ có sẵn để sinh viên tải về trong quá trình hoàn thành khóa học. Sau đó, bạn có thể tạo hệ thống khóa học tiên quyết bằng cách chọn điều kiện tiên quyết cho khóa học. Khóa học tiên quyết là khóa học yêu cầu phải được hoàn thành trước khi đăng ký vào khóa học này. Ví dụ, khóa học Những điều cơ bản về Ngôn ngữ lập trình phải được hoàn thành trước khi tham gia khóa học Thuật toán Java nâng cao.
Tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào phần chính của khóa học – tự xây dựng khóa học. Tại đây bạn có thể thêm Topics (Chủ đề), đặt tên và tóm tắt. Hệ thống phân cấp khóa học ban đầu sẽ hơi khó hiểu, nhưng về sau bạn sẽ hiểu được nó. Mỗi chủ đề được chỉ định có thể có phần Quizzes (Câu đố) và Assignments (Bài tập), cùng các bài học khác bên trong.
Các bài học chứa phần lớn nội dung khóa học. Trong quá trình xây dựng bài học, bạn có thể đặt tên bài, trích dẫn bằng văn bản của các tài liệu sẽ được trình bày và hình ảnh đặc trưng theo sau là nguồn video. Tại đây còn có dịch vụ lưu trữ video – nếu bạn đang sử dụng VooPlayer, trước tiên bạn phải chọn tùy chọn Embedded (Nhúng) như nguồn video.
Tiếp theo, truy cập tài khoản VooPlayer và sao chép mã nhúng video cho bài học này. Dán mã vào mẫu bài đã tạo. Việc này nhằm nhúng video từ VooPlayer vào khóa học. Nếu sử dụng YouTube, bạn chỉ cần chọn YouTube làm nguồn video và dán liên kết video vào đấy.
Bạn cũng có thể thêm Quizzes (Câu đố) vào mỗi chủ đề. Chúng ta sẽ thảo luận việc tạo bài kiểm tra trong phần riêng phía dưới. Bạn còn có thể thêm Intro Video (Video giới thiệu) khóa học miễn phí nhằm thu hút sự chú ý của người dùng.
Sau khi thêm nội dung xong, giờ đây bạn có thể Publish (Xuất bản) khóa học và hiển thị với người dùng.
Trình tạo khóa học Front-End
Trình xây dựng khóa học front-end là một trong những tính năng độc đáo của Tutor Pro, không có trên bất kỳ plugin LMS nào khác. Nó cho phép những giáo viên mới tự do sử dụng LMS mà không cần phải vào back-end admin panel.
Dù vậy, bạn vẫn phải phê duyệt để xuất bản từ back-end admin panel. Tuy nhiên, mọi thứ trong back-end đều có sẵn trên front-end.
4. Tạo câu hỏi quiz trắc nghiệm
Thao tác tạo câu đố gần như giống nhau đối với xây dựng khóa học front-end và back-end. Tutor LMS cung cấp tổng cộng 10 loại câu hỏi để hỏi người học, mỗi loại có ưu điểm và tùy chọn tùy chỉnh riêng.
Sau khi đặt tên và mô tả tùy chọn cho câu đố, bạn có thể bắt đầu thêm câu hỏi và câu trả lời. Bạn có thể đặt câu hỏi để chọn ngẫu nhiên các tùy chọn, cũng như đặt câu hỏi bắt buộc bằng cách sử dụng chuyển đổi Required (Bắt buộc). Bạn cũng có thể thay đổi mức độ câu hỏi bằng cách thay đổi điểm cho câu trả lời. Điều này hữu ích khi bạn có các câu hỏi mở mà những câu này cần cho nhiều điểm hơn các câu hỏi đúng / sai.
5. Kiếm tiền và tích hợp WooCommerce
Để tạo khóa học cao cấp, trước tiên bạn phải thêm vào mục Sản phẩm WooCommerce. Để làm được, truy cập WordPress admin panel, sau đó điều hướng đến WooCommerce -> Products -> Add New. Bây giờ bạn có thể tạo sản phẩm bằng cách đặt tên, mô tả, giá thông thường và giá bán.
Bạn cũng có thể lên lịch mới để bán sản phẩm. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng đã đánh dấu vào mục For Tutor, nhằm giúp Tutor LMS tiến hành bán sản phẩm. Sau khi thêm sản phẩm, bạn có thể xuất bản.
Khi đã hoàn tất, bạn nên đến phần đầu của khóa học back-end và nhấp vào nút Edit Course (Chỉnh sửa khóa học) để quản lý khóa học đó. Cuộn xuống Add Product (Thêm Sản phẩm), đây là nơi bạn có thể đính kèm sản phẩm vào mục sản phẩm và có thể bán sản phẩm. Từ phần Select a Product (Chọn sản phẩm) kéo xuống, hãy chọn sản phẩm bạn vừa tạo trước đó. Thao tác này giúp đính kèm Sản phẩm WooCommerce vào khóa học. Lưu ý chọn Paid (Trả phí) trong tùy chọn Course Type (Loại khóa học), là bạn đã hoàn thành quy trình kiếm tiền từ khóa học.
Từ giờ trở đi, khi cần bổ sung khóa học mới, bạn chỉ cần lặp lại quy trình tạo sản phẩm mới để dễ dàng theo dõi việc mua bán được thực hiện trên trang web của mình.
Lời kết
Với Tutor LMS là hệ điều hành nền tảng học trực tuyến, WooCommerce và VooPlayer lấp đầy các mục còn trống, bạn đã có thể dễ dàng tạo nền tảng elearning.
Chính vì nền tảng học trực tuyến đang phát triển mỗi năm, cơ hội kinh doanh của bạn cũng sẽ mở ra khi bạn bắt đầu cuộc hành trình mới. Bạn còn chờ đợi điều gì nữa? Hãy lấy ngay tên miền và bắt đầu giảng dạy thôi!
Write a Comment
You must be logged in to post a comment.