TLD là gì? Tìm hiểu về Top Level Domain (tên miền cấp cao nhất)
Nếu bạn là chủ sở hữu trang web, bạn chắc chắn đã biết tầm quan trọng của tên miền của một thương hiệu online. Tên miền có nhiều loại khác nhau? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập một thuật ngữ phổ biến nhất – TLD. Hãy cùng tìm hiểu TLD là gì và những thông tin quan trọng về nó!
TLD là gì?
TLD là chữ viết tắt của Top level domain (Tên miền cấp cao nhất) là phần mở rộng sau cuối của tên miền, nằm sau dấu chấm ở cuối cùng. Ví dụ, trong tên miền www.ví-dụ.com, phần com chính là TLD.
Trước khi đi xa hơn, bạn nên biết tên miền được chia thành ba cấp độ – subdomain nằm ở phần ngoài cùng bên trái, second-level domain là phần nằm ngay bên trái dấu chấm trước TLD và top level domain (tên miền cao nhất) nằm phần ngoài cùng phía bên phải của tên miền.
Tên miền có đủ thành phần second-level domain và tld sẽ được gọi là Fully Qualified Domain Name (một tên miền hoàn chỉnh). Hãy cùng xem qua thử ví dụ một tên miền hoàn chỉnh như sau: sub.example.com.
- sub – là subdomain
- example – là second level domain
- .com – là tên miền cấp cao nhất
Tất cả các cấp của tên miền được tách với nhau bằng dấu chấm.
Như bạn có thể thấy, tên miền cấp cao nhất là .com – một TLD phổ biến nhất thế giới, được dùng nhiều vì nó là chữ viết tắt của commercial (thương mại).
Các thành phần của tên miền, đặc biệt là TLD, được điều phối bởi The Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (viết tắt là ICANN), tạm dịch là Tổ chức Internet cấp số và tên miền.
ICANN giám sát tất cả các loại tên miền cấp cao nhất. Vì tên miền cấp cao nhất của trang web tuân thủ chỉ thị của ICANN, chúng ta có thể biết được trang web dùng làm mục đích gì bằng cách xem mô tả TLD đó.
Giờ bạn đã biết tld là gì và định nghĩa cụ thể. Hãy cùng tìm hiểu các loại tên miền TLD.
Những loại tên miền cấp cao nhất
ICANN phân loại TLD thành 4 loại chính dựa trên mục đích, chủ sở hữu và vị trí địa lý của trang web, cụ thể là:
- Tên miền cấp cao chung: gTLD
gTLD là tên miền phổ biến nhất hỗ trợ tất cả phạm vi người dùng khi đăng ký. Những tên miền cấp cao nhất phổ biến là:
- .com – cho trang thương mại
- .org – cho tổ chức
- .net – cho mạng lưới
- .xyz – cho sử dụng thông thường
- .name – cho cá nhân
- .biz – cho doanh nghiệp
- .info – cho nền tảng về thông tin
Tuy nhiên, có những gTLD bị hạn chế ở một số người dùng nhất định: đó gọi là tên miền cấp cao nhất được tài trợ.
- Tên miền cấp cao nhất được tài trợ: sTLD
sTLD là một loại tên miền cấp cao chung của các tổ chức tư nhân. Người dùng muốn đăng ký trang web dưới tên miền này nên tuân thủ các quy tắc nhất định. Một số ví dụ về sTLD là:
- .gov – cho các trang của chính phủ hoa Kỳ
- .edu – cho các tổ chức giáo dục
- .int – cho các tổ chức quốc tế có mục đích liên quan đến hiệp ước
- .mil – cho quân đội Hoa Kỳ
- .mobi – cho các website về sản phẩm di động hoặc dịch vụ
- .jobs – cho các công ty hoặc các tổ chức về pháp luật
- .tel – cho các websites về dịch vụ giao tiếp trên internet
- .post – cho các trang về dịch vụ chuyển phát
- .asia – cho các trang khu vực châu Á – Thái Bình Dương
- Tên miền cấp cao nhất theo Mã quốc gia: ccTLD
Mã quốc gia TLD ghi chú mã ISO vị trí hoặc lãnh thổ. Mã ISO là mã gồm hai chữ cái thể hiện tên của các khu vực nhất định. Các ví dụ phổ biến về loại TLD này là:
- .vn – Việt Nam
- .es – Tây Ban Nha
- .ru – Nga
- .us – Hoa Kỳ
- .ca – Canada
- .nl – Hà Lan
- .de – Đức
- .fr – Pháp
- .in – Ấn Độ
- .ch – Thụy Sĩ
- .jp – Nhật Bản
- .cn – Trung Quốc
- .br – Brazil
- .id – Indonesia
- Tên miền cấp cao nhất cho cơ sở hạ tầng
Tên miền cấp cao nhất về cơ sở hạ tầng có sẵn là ARPA, viết tắt của Địa chỉ và Khu vực tham số định tuyến và được quản lý bởi IANA cho IETF (Lực lượng Chuyên trách về Kỹ thuật Liên mạng). Do đó, tên miền này chỉ được sử dụng để giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Ngoài các ví dụ về các tên miền cấp cao nhất được đề cập ở trên, danh sách đầy đủ TLD có sẵn trên trang web của IANA, (Tổ chức Cấp phát Số hiệu Internet).
Mục đích của tên miền cấp cao nhất là gì?
Vì các tên miền cấp cao nhất được phân loại theo mức độ liên quan của website, nên nó có thể được sử dụng để xác định mục đích, chủ sở hữu hoặc vị trí địa lý của trang web mà không cần xem nội dung trang.
Ví dụ: tên miền cấp cao .edu chỉ ra trang web đó được sử dụng cho mục đích giáo dục hoặc thuộc sở hữu của các tổ chức giáo dục.
Một điều cần lưu ý là một số trang web có thể có cùng tên nhưng các tên miền cấp cao lại khác nhau. Tức là “example.com” không giống với “example.edu”.
Bây giờ, bạn cần chú ý “WordPress.org” rõ ràng khác với “WordPress.com” mặc dù có chung second-level domain.
Khi mua một tên miền, bạn phải kiểm tra kỹ tên miền cấp hai để đảm bảo tính khả dụng và đảm bảo bạn đã chọn tên miền cấp cao nhất phù hợp cho trang web.
Lời kết
Như bạn có thể thấy, tên miền cấp cao nhất, hay TLD, là hậu tố của tên miền. TLD có thể giúp xác định mục đích của trang web và thậm chí cả vị trí địa lý của nó.
Có bốn loại TLD chính được phân loại bởi ICANN và mỗi loại được thiết lập bởi sự liên quan của website. Đó là:
- Tên miền cấp cao nhất chung (gTLD)
- Tên miền cấp cao nhất cho tài trợ (sTLD)
- Tên miền cấp cao nhất cho mã quốc gia (ccTLD)
- Tên miền cấp cao nhất cho cơ sở vật chất (ARPA)
Điều rất quan trọng là bạn phải biết và hiểu TLD là gì để có thể chọn TLD phù hợp nhất cho trang web.
Hy vọng rằng, bạn đã hoàn toàn hiểu rõ về tên miền trang web – đặc biệt là TLD với bài viết này! Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn, hãy để lại bình luận của bạn nhé.
Write a Comment
You must be logged in to post a comment.