Slug là gì? Hướng dẫn tối ưu WordPress Slug cho SEO

  • Home / SEO / Slug là gì?…
Auto Draft

Slug là gì? Hướng dẫn tối ưu WordPress Slug cho SEO

Đã bao giờ bạn gặp qua từ Slug hay WordPress Slug chưa? Trong bài này, chúng tôi định nghĩa slug là gì, và làm thế nào để thiết lập slug trong website WordPress. Chúng tôi cũng đưa ra vài thủ thuật để giúp bạn tối ưu Slug sao cho nó thân thiện với người dùng và đạt chuẩn SEO. Hãy bắt đầu thôi.

Slug là gì?

Slug là phần chữ ngay đằng sau tên miền, kết hợp với tên miền để tạo thành liên kết trực tiếp (permalink) để dẫn người duyệt web đến đích của một trang web. Ví dụ một slug như hình sau:

Slug là gì

Nếu bạn sử dụng WordPress, khi bạn thêm một bài viết mới, WordPress sẽ tự động tạo ra slug dựa trên thiết lập trong phần cấu hình tạo đường dẫn Permalinks của bạn. Để thay đổi quá trình tạo slug tự động này, bạn có thể vào trong mục Settings -> Permalinks để chỉnh.

Mặc dù WordPress tự động tạo ra slug, nhưng hầu hết các trường hợp bạn đừng để nó tự động tạo như vậy. Vì slug, muốn hiệu quả, cần phải thân thiện với cả người dùng và các bộ máy tìm kiếm. Bạn cần tự đặt Slug cho từng bài. Cách đặt Slug như thế nào, hãy theo dõi phần tiếp theo nhé.

Làm thế nào để tạo Slug trong WordPress

Trước khi tạo slug, chúng ta cần biết 2 luật cơ bản của Slug:

  • Đổi khoảng trắng thành dấu gạch ngang;
  • Chỉ sử dụng chữ in thường.

Chức năng tạo WordPress Slug tự động thì đã áp dụng quy tắc này rồi. Nhưng khi bạn cài slug thủ công thì bạn cần tuân thủ nó.

Slug WordPress cho bài viết

Bạn có thể tạo slug bài viết khi viết bài. Ngay dưới tiêu đề bài viết bạn sẽ thấy dòng chữ Permalink. Nếu không thấy thì bạn đặt tiêu đề trước thì nó sẽ hiện ra. Bạn chỉnh sửa slug bằng cách di chuột vào vùng màu xám và thay đổi nội dung bên trong. Khi hoàn tất, chọn nút Ok hoặc nếu không có nút này thì có nghĩa là WordPress đã tự động lưu thông tin Slug mới của bạn

sửa wordpress slug

Slug WordPress Cho Một Trang Web

Giống với post slug, thiết lập slug cho trang cũng đơn giản như vậy. Permalink URL của trang sẽ đặt ngay bên dưới tên trang. setting up page slug is fairly easy. Hãy nhấn nút Edit, điền page slug, rồi nhấn OK.

Cài đặt WordPress Page Slug

Category và Tag Slug

WordPress tự động tạo slug cho category và tag mới. Nhưng, nếu như bạn thích đặt slug thủ công cho 2 loại này cũng được. Bạn có thể tạo category trước và chỉnh sau.

Để cài đặt category slug, bạn vào mục Post/Cateogries. Tìm đúng category bạn muốn và nhấn nút Edit. Điền slug vào trong ô slug và nhấn nút Update để lưu lại thay đổi.

Slug chuyên mục

Đổi tag slug cũng tương tự. Chuyển vào Posts/Tags. Tìm tag bạn muốn đổi và nhấn nút Edit. Điền tag slug bạn muốn và nhấn nút Update để lưu thay đổi.

Author Slug – Slug tác giả

Nếu bạn có website mới hay website có nhiều người cộng tác, bạn sẽ có thể tạo slug cho từng tác giả. Không may là, mặc định WordPress không cho chỉnh author slug. Vì vậy, bạn sẽ cần dùng plugin Edit Author Slug. Khi plugin đã được kích hoạt, bạn hãy chuyển tới Users -> All Users. Chọn người dùng và click vào nút Edit User, cuộn xuống cuối cùng cho đến khi thấy lựa chọn Edit Author Slug. Gõ vào slug mong muốn và nhấn nút Update User để lưu thay đổi.

Thay đổi slug tác giả

Ở phần tiếp theo bạn sẽ biết các thủ thuật tạo Slug là gì. Mặc dù chúng tôi sử dụng WordPress làm nền tảng, nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng các thủ thuật tối ưu Slug cho bất kỳ nền tảng nào, không chỉ riêng cho WordPress. Hãy bắt đầu thôi.

Cách tối ưu Slug sao cho tốt với SEO

Sử dụng từ khóa SEO trong Slug

Nhiều chuyên viên SEOs tin rằng bạn sẽ đạt kết quả tốt hơn trên trình tìm kiếm nếu có từ khóa đặt trong URL của bạn. Vì vậy, bạn có thể sử dụng từ khóa trong slug. Hoặc bạn có thể đặt hẳn một slug là từ khóa của bạn.

Ngắn gọn nhưng có tính mô tả

Slug ngắn thường dễ có hạng cao trên Google hơn và thân thiện với người dùng hơn. Vì vậy, hãy cố gắng làm sao cho slug càng ngắn càng tốt, và tập trung vào từ khóa của bạn.

Không dùng các từ quá phổ biến, quá chung chung (stop words)

Chúng tôi khuyên bạn hãy cắt ngắn slug, loại bỏ các từ khiến không có giá trị tìm kiếm. Những từ này được gọi là stop words, như là “a”, “the”, “and” trong tiếng Anh, hoặc là “Các”, “Những”, “Và”, “Của” trong tiếng Việt. Nếu bạn sử dụng Yoast SEO plugin, bạn được tư vấn loại bỏ các từ này khỏi permalink của bạn.

Sử dụng redirect – chuyển hướng liên kết

Khi bạn thay đổi WordPress Slug, toàn bộ URL của bạn sẽ đổi. có nghĩa là người dùng và các bộ máy tìm kiếm sẽ không tìm được nội dung của bạn bằng URL cũ nữa. Vì vậy, sau khi thay đổi URL, bạn nên dùng redirect 301 để chuyển hướng slug cũ sang slug mới. Với plguin SEO Yoast bạn có thể làm được việc này.

Hãy xem qua các gói WordPress hosting của TINET.VN nhé. Tất cả các gói đều có control panel mạnh mẽ, website builder với khả năng kéo thả bằng giao diện. Chỉ cần nhấn 1 nút, bạn đã ngay lập tức sở hữu WordPress hosting mạnh mẽ!

Lời kết

Giờ bạn đã biết WordPress slug là gì! Nó là các từ đằng sau tên miền, kết hợp với tên miền tạo thành một link tĩnh hoàn chỉnh. Việc tối ưu slug cho mỗi bài viết, mỗi trang web, mỗi category, tag là cần thiết nếu bạn muốn có thứ hạng tốt hơn trên trình tìm kiếm và thân thiện với người đọc hơn. Chúng tôi hi vọng bài này có thể giúp ích bạn trong quá trình thiết lập slug của bạn.

Write a Comment