Khi nào nên cân nhắc sử dụng VPS hosting?
Khi nói đến website hosting, VPS hosting là một bước nâng cấp bình thường từ gói shared hosting. Vì sẽ đến lúc nào đó, website của bạn phát triển đến mức gói shared host không còn phù hợp nữa, lúc bạn cần nhiều tài nguyên hơn. Vì vậy, bạn cần cân nhắc chọn thời điểm phù hợp để nâng cấp lên VPS hosting sao cho dịch vụ của bạn luôn hoạt động tốt.
Trong bài này, chúng tôi sẽ giải thích khác biệt giữa shared hosting và VPS. Sau đó chúng tôi sẽ chỉ bạn cách xác định thời điểm nâng cấp lên VPS hosting, và hướng dẫn sử dụng VPS nhanh chóng trong 3 bước:
- Chọn đúng VPS bạn cần.
- Biết cách kết nối tới VPS bằng Secure Shell (SSH) access.
- Sử dụng commland line để quản lý VPS.
Mục tiêu của chúng tôi là giúp bạn nâng cấp lên VPS hosting đúng lúc. Hãy bắt đầu thôi!
Để website hoạt động, nó cần có một server mà tất cả mọi người có thể truy cập. Server có thể là một máy tính hay một hệ thống máy tính, với phần mềm chuyên dụng được cài đặt (và thậm chí là phần cứng chuyên dụng).
Khi mọi người nói đến shared hosting, họ nói đến loại server chứa nhiều website cùng lúc. Phương pháp này giúp nhà cung cấp có thể cấp chỗ đặt website với chi phí rẻ, vì vậy thường bạn sẽ thấy gói shared hosting có giá rẻ hơn nhiều so với các loại hosting khác. Tuy nhiên, có một số hạn chế đối với kiểu hosting này.
Để hiểu rõ hơn, hãy thử hình dung website của bạn giống như phần mềm máy tính vậy. Để hoạt động, nó cần tài nguyên, như là RAM và CPU power. Càng nhiều người sử dụng phần mềm đó cùng lúc, nó càng cần nhiều tài nguyên để vận hành.
Tuy nhiên, bất kỳ máy tính (hay server nào) cũng chỉ có giới hạn tài nguyên nhất định. Có nghĩa là với shared hosting, bạn có thể rơi vào tình trạng nghẽn cổ chai có thể làm chậm website đi. Trên thực tế, trường hợp này xảy ra khi:
- Nhà cung cấp hosting của bạn có quá nhiều website trên cùng server.
- Website của bạn có quá nhiều traffic.
Nếu bạn chọn một nhà cung cấp hosting danh tiếng, bạn sẽ không phải lo về trường hợp đầu tiên. Tuy nhiên, khi website của bạn tăng trưởng mạnh, vấn đề đảm bảo hiệu năng sẽ không tránh khỏi, đặc biệt là khi bạn đã chọn gói shared hosting mạnh nhất.
Để tiếp tục nâng cấp, gói hosting tiếp theo bạn cần quan tâm là VPS hosting. Cụm từ máy chủ riêng ảo (VPS) chắc là khá khó hiểu, nhưng nó có nghĩa rất trực tiếp. VPS vẫn dùng cùng một hạ tầng máy chủ vật lý với người dùng khác, nhưng mỗi người dùng được cấp một khu vực ảo trong server, với tài nguyên riêng.
Đây là một số yếu tố khác biệt giữa VPS và shared hosting:
- VPS có độ riêng tư cao. Kể cả khi bạn chia sẽ cùng 1 hạ tầng vật lý, mỗi VPS có môi trường riêng và không trùng lắp với nhau.
- Bạn không chia sẽ tài nguyên. Mỗi VPS được cấp số tài nguyên nhất định, vì vậy bạn sẽ không rơi vào tình trạng nghẽn cổ chai nếu như có lượng traffic lớn đến các VPS khác.
- VPSs dễ dàng mở rộng. Tùy vào nhà cung cấp của bạn, nhưng thông thường bạn có thể dễ dàng nâng cấp tài nguyên VPS bất kỳ khi nào bạn cần (ví dụ, có thêm RAM, CPU, …)
- Bạn có toàn quyền điều khiển server. Với VPS, bạn có thể tùy chỉnh cấu hình server, tự mình làm hay là nhờ nhà cung cấp hosting giúp đỡ.
Thông thường, shared hosting không cho phép bạn chỉnh nhiều thông số server. Thay vào đó, mọi thông số cấu hình đã được tối ưu sẵn cho bạn, và bạn cần tương tác với server qua một giao diện gọi là control panel, như hình bên dưới:
Các control panel này thường có nhiều tính năng. Tuy nhiên, nó lại thiếu các tính năng quản trị server chuyên sâu. Trong trường hợp này, nâng cấp lên VPS sẽ giải quyết nhu cầu của bạn dễ hơn, vì bạn có thể chỉnh mọi thông số server bạn muốn.
Tóm lại, việc nâng cấp lên VPS hosting là vì bạn cần nhiều tài nguyên và tính năng hơn, bạn có thể vận hành website hiệu quả hơn. Vậy hãy xem làm thế nào để tiến hành nâng cấp nhé.
Như đã nói ở trên, yếu tố cân nhắc đầu tiên mà bạn cần quan tâm là hiệu năng VPS. Khi website của bạn có nhiều traffic đến mức gói shared hosting không đủ dùng thì cũng là lúc nâng cấp lên gói VPS.
Khi nào bạn đạt tới thời điểm đó cũng còn tùy gói hosting bạn đang sử dụng, và thông số cấu hình của server nhà cung cấp cấp cho bạn. Thông thường, mỗi nhà cung cấp đều có vài ba lựa chọn cho gói shared hosting:
Vì mỗi nhà cung cấp đều khác nhau, nên cũng khó để nói bạn có dùng hết tài nguyên gói cước bạn đang dùng hay chưa. Tuy nhiên, nếu website của bạn đạt được vài (hoặc tất cả) các yếu tố bên dưới, vậy bạn nên cân nhắc tiến hành chuyển đổi:
- Bạn nhận được lượt truy cập ít nhất 100-200 lượt mỗi ngày.
- Có một sự tăng mạnh về tỉ lệ your bounce rate.
- Thời gian tải trang của bạn cứ tăng lên, và bạn bắt đầu thấy downtime xuất hiện.
Lưu ý là 100-200 lượt truy cập chỉ là tham khảo. Nếu bạn có gói shared hosting tốt, nó có thể chịu được hàng ngàn lượt truy cập mỗi tháng. Và có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu năng website của bạn, ngoài gói hosting bạn đang sử dụng.
Vì vậy, chúng tôi cũng khuyên bạn nên chủ động tăng tốc website, để nó hoạt động nhanh hết mức có thể. Nếu website của bạn nhận nhiều traffic và bạn vẫn đang cố để tối ưu nó nhưng vẫn không thành công, vậy, đã đến lúc nâng cấp lên gói VPS hosting.
Rất may là, hiện tại bạn rất dễ kiếm được một gói VPS giá rẻ. Để dễ hình dung, shared hosting thường có giá 39k một tháng. Khi dùng VPS, bạn sẽ thấy nó có giá bắt đầu từ 90 ngàn đến 700 ngàn mỗi tháng, tùy vào cấu hình:
VPS plans sẽ tăng chi phí web hosting của bạn. Tuy nhiên, mức tăng không nhiều và bạn chỉ trả thêm vài dollar để đạt hiệu năng bạn cần, cũng rất đáng phải không.
Nó chỉ thực sự mắc khi bạn chuyển từ VPS lên trên server riêng. Tuy nhiên, loại này chỉ dành cho những website có lượng truy cập hàng ngàn lượt mỗi ngày.
Làm thế nào để bắt đầu với VPS (3 bước)
Nếu bạn đã quyết định nâng cấp, vậy đây là một số yếu tố bạn cần biết trước khi bắt đầu cài đặt VPS hosting. Đầu tiên, bạn cần biết cách kết nối tới VPS và thực hiện dòng lệnh để quản lý, chúng tôi sẽ nói về việc này sau khi bạn chọn xong gói VPS.
Bước 1: Chọn đúng loại VPS phù hợp với nhu cầu của bạn
Khi bạn chọn VPS hosting, bạn sẽ thấy mỗi server có cấu hình khác nhau. Đây là bảng so sánh ví dụ của 4 gói hosting VPS của TINET.VN:
Sự khác biệt là giữa thông số cấu hình. Như khi bạn mua máy vi tính thôi, bạn chọn phần cứng càng cao thì giá càng cao.
Để bắt đầu, hãy so sánh 2 gói hosting cơ bản bạn thấy trong hình, chúng tôi sẽ giải thích khác biệt giữa server 1 GB RAM và server gấp đôi:
- Lựa chọn #1: Với 1 GB server, Bạn có thể chạy một website WordPress đơn giản với traffic bình thường, nó sẽ có hiệu năng to6t1n hất. Tuy nhiên, nếu baạ cài nhiều ứng dụng lên hoặc control panel lên, 1 GB Ram là không đủ.
- Lựa chọn #2: Với 2 GB RAM, bạn sẽ có đủ tài nguyên để cài cPanel, chẳng hạn. Bạn còn có thể chạy nhiều website trên cùng server mà không gặp vấn đề nào.
Tôi ưu nhất, chúng tôi khuyên bạn cứ dùng VPS với ít nhất 2 GB RAm và CPU 4.8 GHz, nếu như bạn có traffic lớn. Gói VPS càng mạnh bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu.
Còn về việc quản trị server, thì lúc ban đầu có thể khó khăn, nhưng thực tế là ai cũng làm được. Bạn chỉ cần học thêm các kiến thức cơ bản và chịu khó nghiên cứu trên mạng một chút là được.
Bước 2: Hướng dẫn kết nối tới VPS của bạn bằng SSH
Quản lý VPS là một công đoạn khó khăn hơn nhiều so với shared hosting. Shared hosting có sẵn control panel nên những gì bạn tương tác là giao diện người dùng, với trình quản trị trực quan dễ hiểu.
VPS, mặc khác, không có control panel, nên bạn cần tương tác với server trực tiếp. Để làm vậy,bạn cần sử dụng dòng lệnh. Đầu tiên, bạn cần kết nối tới server, chúng tôi sẽ dùng một Secure Shell (SSH) client để thực hiện việc này.
SSH client là ứng dụng giúp bạn kết nối trực tiếp tới server. Nếu bạn đang dùng hệ Unix, bạn có thể thực hiện kết nối ngay từ trong command line, mà không cần ứng dụng riêng.
Còn nếu bạn đang dùng Windows, bạn cần cài phần mềm như PuTTY, là SSH client ưa thích của chúng tôi. Nó miễn phí, bạn có thể tải và cài đặt ngay trong máy tính mà không gặp vấn đề gì. Khi mở Putty, bạn sẽ thấy màn hình như sau:
Để kết nối tới server, bạn sẽ cần biết địa chỉ IP, 2 thông số còn lại bạn không phải lo là số port. Mặc định, PuTTY đã dùng port 22, dành cho kết nối SSH.
Để lấy thông tin IP, bạn sẽ lấy nó trong trang quản trị VPS hosting của bạn khi bạn mua VPS. Điền địa chỉ vào và nhấn vào nút Open
Nếu địa chỉ đúng, mà hình sẽ hỏi bạn thông tin đăng nhập:
Bạn sẽ cần thông tin root và mật khẩu để đăng nhập. 2 thông tin này cũng lấy trong trang quản trị VPS hosting
Khi bạn đã đăng nhập vào server, bạn có thể ra lệnh cho server. Cách thức gửi lệnh như thế nào chúng tôi sẽ đề cập ở phần bên dưới
Bước 3: Sử dụng command line để quản lý VPS
Lý do mọi người không thích dùng command line là vì nó không có giao diện người dùng trực quan. Những gì bạn thấy chỉ là màn hình đen, và các dòng lệnh bằng chữ. Vì vậy, bạn cần ghi nhớ một vài cách cơ bản để thao tác trên giao diện này.
Dĩ nhiên, bạn luôn có thể dùng Google để tìm lệnh cần tìm. Vậy, không có gì cản trở bạn trở thành một người quản trị vĩ đại rồi phải không.
Để giúp bạn bắt đầu, chúng tôi đã tổng hợp các lệnh SSH quan trọng nhất tại đây. Chúng bao gồm:
- ls: Lệnh này hiển thị toàn bộ file và thư mục bên trong thư mục bạn đang xem.
- mv: Lệnh này di chuyển file từ thư mục này sang thư mục khác.
- cd: Lệnh này để chuyển vào các thư mục khác nhau.
- mkdir: Lệnh tạo thư mục
- nano: Lệnh này để sửa file sử dụng nano editor (mà không rời khỏi giao diện dòng lệnh)
Chỉ vậy thôi, giờ bạn đã sẵn sàng để quản lý server rồi đó. Hãy lưu ý là tài khoản của bạn có toàn quyền, nên những gì bạn thực hiện có thể thay đổi server khiến nó không hoạt động, hoặc tạo ra những thay đổi không quay ngược lại được. Khi không biết, hãy tìm kiếm trợ giúp từ trên mạng nhé. Hoặc gửi bình luận ngay bên dưới comment cho chúng tôi.
Lời kết
Khi vừa mới tạo website, shared hosting dường như là nơi thích hợp nhất. Nhưng, sau một khoảng thời gian phát triển, website của bạn cần một nơi tốt hơn với nhiều tài nguyên hơn. Lúc này là lúc bạn nên nâng cấp lên gói VPS hosting nếu bạn muốn website đạt hiệu quả tốt nhất.
Bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc làm thế nào để nâng cấp lên VPS hosting không? Hãy để lại lời nhắn của bạn ngay bên dưới nhé!
Write a Comment
You must be logged in to post a comment.